+Aa-
    Zalo

    Vì sao cuộc gặp mới đây của NATO mang tính "bước ngoặt"?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các quan chức quốc phòng chịu trách nhiệm về việc mua vũ khí cho hơn 40 quốc gia đã có cuộc gặp để thảo luận về cách tăng cường sản xuất cho cuộc chiến kéo dài nhiều năm.

    Trong một dấu hiệu cho thấy Mỹ và NATO tin rằng cuộc xung đột tại Ukraine có thể kéo dài nhiều năm, các quan chức quân sự của hơn 40 quốc gia phụ trách vấn đề mua vũ khí đã họp mặt tại Brussels (Bỉ) vào ngày 28/9 (giờ địa phương) để thảo luận về cách tăng cường sản xuất vũ khí và đạn dược. 

    Cuộc họp được tổ chức dưới sự bảo trợ của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine, được Mỹ thành lập sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt hồi cuối tháng 2 vừa qua.

    Cuộc họp giữa các "giám đốc vũ khí quốc gia"

    Kể từ khi xung đột nổ ra, các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự hàng đầu của các quốc gia thành viên NATO đã tổ chức họp hàng tháng để xem xét các nhu cầu và yêu cầu của Ukraine, cũng như cam kết hỗ trợ của họ. Tuy nhiên, cuộc họp ngày 28/9 được đánh giá là cuộc họp đặc biệt hơn thường lệ, khi các "giám đốc vũ khí quốc gia" - theo cách gọi của Lầu Năm Góc, lần đầu tiên tập hợp thành một nhóm.

    Được biết, hơn 40 quốc gia đã tham dự cuộc họp khai mạc của nhóm tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức vào ngày 26/4, bao gồm các quốc gia trong NATO và một số quốc gia châu Âu nhiều khả năng tham gia nhóm gọi là "các đồng minh lớn không thuộc NATO" đến từ châu Phi, Trung Đông, Châu Á và Thái Bình Dương. Từ đó tới nay, nhiều quốc gia từ châu Mỹ cũng đã tham gia các cuộc họp này. 

    Trong khi đó, cuộc họp của các "giám đốc vũ khí quốc gia" hôm 28/9 bao gồm các quan chức từ khắp châu Âu và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhưng không có đại diện của ngành công nghiệp quốc phòng hoặc nhà sản xuất vũ khí. Ông William A. LaPlante, quan chức phụ trách việc mua vũ khí của Lầu Năm Góc, là người dẫn đầu phiên họp đặc biệt trên. 

    nato
    Các thành viên NATO đã tổ chức nhiều phiên họp đề bàn về cách hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc xung đột hiện nay với Nga. Ảnh: NATO 

    Một quan chức cấp cao NATO cho biết trước đó, tại cuộc họp hôm 27/9, phái bộ các quốc gia thành viên NATO đã thảo luận về những khoảng trống trong kho dự trữ vũ khí và cách điều phối hoạt động sản xuất để lấp đầy các kho này một cách nhanh chóng. Theo dự đoán của quan chức này, cuộc xung đột tại Ukraine sẽ đạt tới điểm quan trọng trong những tháng tới.

    Ở cuộc họp đặc biệt ngày 28/9, cả quan chức NATO cũng như quan chức Mỹ chủ trì cuộc họp đều từ chối tiết lộ các thông tin chi tiết về loại vũ khí tiếp theo mà họ sẽ viện trợ cho Ukraine. Theo tuyên bố của Lầu Năm Góc, phần lớn cuộc gặp ngày 28/9 lặp lại những thảo luận đã được đưa ra trong cuộc gặp trước đó một ngày, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa chữa, quyền tiếp cận những bộ phận thay thế và bảo trì cho các thiết bị. 

    Đến thời điểm hiện tại, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã gửi cho Ukraine gần 16 tỷ USD hỗ trợ quân sự, bao gồm 21 gói viện trợ riêng biệt từ kho dự trữ vũ khí của Lầu Năm Góc.

    Việc mua và giao vũ khí có thể mất nhiều năm mới hoàn thành nhưng quan chức NATO đã miêu tả một số biện pháp giải quyết ngắn hạn, bao gồm thỏa thuận giữa nhiều quốc gia để mua thêm đạn dược, phần lớn nhằm lấp đầy kho dự trữ bị giảm sút do xung đột. 

    Điều đó sẽ đóng góp vào một nỗ lực lâu dài hơn để củng cố và chia sẻ các loại bom, đạn, khiến chúng tương thích với các hệ thống vũ khí xuyên biên giới và đảm bảo tính cấp bách.

    Vì sao đây là cuộc họp quan trọng?

    Các quốc gia thành viên NATO vốn có đủ vũ khí để phòng thủ và răn đe trước các mối đe dọa. Tuy nhiên, cuộc xung đột với cường độ cao ở Ukraine đã buộc họ phải xem xét kỹ lưỡng hơn các kho dự trữ.

    Theo quan chức NATO, nếu các đồng minh biết rằng họ sẽ có thể làm việc cùng nhau để sản xuất thêm vũ khí thì điều đó sẽ khiến họ tự tin và tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong những tháng tới.

    Ngày 30/9, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết ưu tiên hàng đầu trong cuộc thảo luận là tăng lượng đạn dược cho pháo và pháo tên lửa.

    Quan chức này cho biết, Mỹ đang cố gắng giải quyết những vấn đề về thiết bị, đồng thời nói thêm rằng Lầu Năm Góc sẵn sàng áp dụng các giải pháp được đưa ra từ các quốc gia khác, có thể đang phải đối mặt với những vấn đề tương tự.

    screen shot 2022 09 30 at 094938
    Các binh sĩ Ukraine bắn lựu pháo do Mỹ cung cấp ở khu vực Kharkiv vào tháng 7. Ảnh: AP

    Là một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, Ukraine đã xây dựng quân đội bằng các loại vũ khí do Nga sản xuất. Nhưng nỗ lực gửi vũ khí từ Mỹ và các quốc gia phương Tây khác đến Ukraine đã bắt đầu từ khi Nga sáp nhập Crimea và hỗ trợ phe ly khai ở phía đông Donbas vào năm 2014.

    Trong đó, Mỹ, Anh và Đức đã thành lập một nhóm gọi là Ủy ban Quân sự Hỗn hợp để gửi vũ khí và các huấn luyện viên quân sự đến Ukraine. Vì vậy, trong khi các lực lượng vũ trang của Ukraine vẫn vận hành nhiều vũ khí từ thời Liên Xô như súng trường tấn công, pháo, xe tăng và máy bay chiến đấu, họ đã bắt đầu tiếp nhận vũ khí được các nước NATO sử dụng từ trước khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2. 

    Nỗ lực đó đã tăng tốc sau khi Mỹ mua càng nhiều đạn dược cho vũ khí kiểu Nga từ các nhà máy ở Đông Âu. Để giữ năng lực chiến đấu cho các đội pháo binh Ukrain. Trong đó, Lầu Năm Góc đã bắt đầu gửi cho họ những khẩu pháo của riêng mình.

    Minh Hạnh (Theo New York Times) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-cuoc-gap-moi-day-cua-nato-mang-tinh-buoc-ngoat-a552713.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan