(ĐSPL) - Phần lớn các cơ sở kinh doanh karaoke được chuyển đổi công năng từ nhà ở, văn phòng, không đảm bảo quy định về an toàn phòng cháy. Trong các phòng hát được trang trí bằng những vật liệu dễ bắt lửa khiến công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân cũng như công tác dập lửa, tìm kiếm nạn nhân tại quán karaoke khi xảy ra hỏa hoạn hết sức khó khăn bởi do nhiều vấn đề:
Phần lớn các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí karaoke được chuyển đổi công năng từ nhà ở, văn phòng nên đều vi phạm quy định về an toàn phòng cháy. Đối với nhà ở, khi muốn chuyển đổi sang kinh doanh karaoke thì phải có ít nhất hai lối thoát nạn và phải là lối thoát nạn an toàn.
Tuy nhiên, các cơ sở này không đảm bảo yêu cầu trên mà thậm chí có chủ cơ sở còn tự ý bịt lối thông khẩn cấp lên sân thượng để cơi nới thêm phòng sử dụng, kinh doanh.
Một trong những nguyên nhân khiến công tác dập lửa tại các quán karaoke là do không đảm bảo quy định về an toàn phòng cháy. |
Chủ đầu tư đã hoán cải ngôi nhà có nhiều phòng sinh hoạt thành phòng hát với nhiều loại vật liệu dễ bén lửa và sản sinh ra khói độc. Mặt khác, quán karaoke cũng thiếu hàng loạt trang thiết bị PCCC như cầu thang thoát hiểm, hệ thống đèn thoát nạn, hệ thống chữa cháy tự động …
Ngoài ra, để đảm bảo khả năng cách âm cho các phòng karaoke, chủ đầu tư đã dùng đến mút, xốp... những vật liệu vô cùng dễ bắt lửa. Đây là một trong những nguyên nhân khiến việc cứu hỏa gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh các vật liệu làm tường cách âm, đồ nội thất gồm ghế sofa, thảm trang trí... trong phòng cũng là những đồ dễ bắt lửa.
Các phòng karaoke đều được thiết kế rất kín để tránh ảnh hưởng đến phòng bên cạnh. Chính vì vậy, khi phòng bên cạnh xảy ra cháy, khách ở phòng hát này khó biết được sự việc, làm tăng nguy cơ thiệt hại về người và tài sản.
Một trong những vấn đề quan trọng nhất là chủ những cơ sở kinh doanh karaoke thường rất coi nhẹ công tác phòng cháy chữa cháy, không trang bị các thiết bị chữa cháy tối thiểu như bình xịt, hệ thống báo cháy... Điều này khiến công tác dập lửa ngay từ bước đầu đã không thực hiện được, khiến ngọn lửa bùng cao, gây nhiều thiệt hại.
Khi xảy ra hỏa hoạn tại các quán karaoke, hầu hết nạn nhân tử vong đều do ngạt khói. Khi xảy ra cháy, những chất xốp, nhựa sản sinh ra khói cực độc. Trong cơn hoảng loạn, nạn nhân hít phải khói nhanh chóng bị ngất. Trong khi nạn nhân rơi vào tình trạng bất tỉnh thì lửa xung quanh cháy lớn dần đốt hết ô xy. Nạn nhân tử vong do bị ngạt thở trước khi bị cháy. Nguy hiểm hơn, khi tập trung đông người trong phòng hát, nếu xảy ra cháy mà chỉ có 1 lối thoát hiểm thì việc dẫm đạp lên nhau gây chết người.
Thông tư số 47/2015/TT-BCA hướng dẫn về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke. Theo đó, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định được thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau: a) Thiết kế bậc chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình. Đường giao thông và khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy giữa cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke với các công trình khác được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (sau đây viết gọn là QCVN 06: /BXD); trong đó, cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc nhóm công trình công cộng. Trường hợp cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke bố trí liền kề với các công trình khác thì tường ngoài tiếp giáp với công trình đó là tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa lớn hơn hoặc bằng 150 phút. b) Kết cấu xây dựng của công trình có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của công trình theo quy định tại QCVN 06: /BXD. c) Về giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan: – Diện tích cho phép lớn nhất của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy của cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke được xác định như nhóm công trình công cộng theo quy định tại QCVN 06: /BXD; – Chiều cao cho phép của công trình phụ thuộc vào bậc chịu lửa của công trình theo quy định tại QCVN 06: /BXD, nhưng không vượt quá 50 m; – Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng tập trung đông người được thiết kế bằng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu không cháy hoặc khó cháy; – Việc bố trí công năng và bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư trong công trình bảo đảm khả năng ngăn cản sự lan truyền của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy khi xảy ra cháy trong một gian phòng, giữa các gian phòng với nhau, giữa các nhóm gian phòng có tính nguy hiểm cháy theo công năng khác nhau, giữa các tầng, các khoang cháy và giữa các tòa nhà; – Các bộ phận ngăn cháy của công trình như tường, vách ngăn cháy, sàn ngăn cháy, vùng ngăn cháy, khoang ngăn cháy, lỗ cửa và cửa ngăn cháy được làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa theo quy định tại QCVN 06: /BXD. d) Hệ thống âm thanh, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện và việc bố trí thiết bị này trong công trình bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy. đ) Lối thoát nạn của công trình bảo đảm theo quy định tại QCVN 06: /BXD; trong đó, cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke thuộc nhóm nhà F2.1. e) Khi thiết kế, lắp đặt biển quảng cáo của công trình bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, vật liệu, chiếu sáng được quy định tại QCVN 17: /BXD – Quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời. Vị trí lắp đặt biển quảng cáo không che kín cả nhà, công trình, che lấp các lối thoát nạn, ban công. g) Hệ thống chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn lối thoát nạn bảo đảm theo quy định tại TCVN 3890: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng. h) Hệ thống hút khói, điều áp, thông gió bảo đảm theo các quy định tại QCVN 06: /BXD và TCVN 5687: Thông gió điều hòa không khí – tiêu chuẩn thiết kế. i) Phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng, chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này. k) Thực hiện các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy có liên quan và phù hợp với quy mô tính chất hoạt động của từng cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke. |
Ngọc Linh (tổng hợp)
[mecloud]eydnJtJDpI[/mecloud]