(ĐSPL) - Chính sách thắt chặt kỷ luật của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã khiến cho nhiều binh sĩ Triều Tiên phải vượt qua biên giới với Trung Quốc, giết hại dân thường để tìm kiếm thức ăn.
Theo tin tức trên Bloomberg, Bắc Kinh đã gửi đơn bày tỏ sự phàn nàn với Triều Tiên sau vụ binh sĩ Triều Tiên vượt biên, sát hại 4 công dân Trung Quốc hồi cuối năm 2014. Hành động này tiếp tục đẩy mối quan hệ giữa hai đồng minh thân thiết rơi vào vòng xoáy căng thẳng.
Biên giới Trung Quốc - Triều Tiên tại con sông Đồ Môn. |
|
Vụ án một quân nhân Triều Tiên đào ngũ giết 4 công dân Trung Quốc hồi tháng 12/2014 diễn ra sau vụ sát hại cả 3 thành viên trong một gia đình hồi tháng Chín cùng năm. Theo đó, một công dân Triều Tiên đã vượt biên sang ngôi làng Nanping và dùng dui cui đánh chết 3 thành viên trong một gia đình để cướp số tiền 500 Nhân dân tệ (81 USD), ông Yong Weiliang (34 tuổi), người anh rể của một trong số nạn nhân nói.
Giáo sư chuyên ngành các mối quan hệ quốc tế tại Đại học Busan’s Dong-a ở Hàn Quốc, ông Kang Dong Wan chia sẻ: "Tiền hối lộ từng là nguồn thu nhập chính đối với lực lượng biên phòng Triều Tiên. Nhưng sau khi ông Kim Jong-un lên làm lãnh đạo và thắt chặt kỷ luật, lính biên phòng không còn cơ hội để nhận tiền hối lộ. Đây chính là nguyên nhân khiến số vụ án giết người gia tăng",
Nhà nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của Triều Tiên tại Viện GS&J ở Seoul Kwon Tae Jin cho biết: “Trong khi, các quan chức và quân đội Triều Tiên được ưu tiên phân phát thực phẩm thì người dân sinh sống tại những khu vực xa xôi hẻo lánh lại thường xuyên bị bỏ đói”.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thắt chặt kỷ luật khiến cho cuộc sống của các binh sĩ Triều Tiên gặp nhiều khó khăn. |
|
"Những đơn vị quân đội ở các vùng biên giới và khu vực xa xôi hẻo lánh được cung cấp rất ít thực phẩm. Tình hình hiện này còn tồi tệ hơn. Theo ước tính, khoảng 2 triệu người Triều Tiên vẫn không có đủ thực phẩm để sinh sống mặc dù những ngày tháng xảy ra nạn đói đã qua".
Báo cáo hồi tháng 6/2014 của Bộ Nông nghiệp Mỹ nhấn mạnh khoảng 70\% người dân Triều Tiên hiện đang phải vật lộn với việc tìm kiếm nguồn thực phẩm để sinh sống mặc dù, tỷ lệ này được dự báo giảm xuống còn 40\% vào năm 2024.
Trước đó, hồi năm 2013, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3. Cùng năm, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã quyết định tử hình người chú Jang Song Thaek. Ông Jang từng là người có công thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa hai nước Trung – Triều.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-binh-si-trieu-tien-gay-ra-an-mang-o-trung-quoc-a79628.html