+Aa-
    Zalo

    Vì sao bệnh nhân tâm thần không được về nhà đón Tết?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Người mẹ già hơn 80 tuổi nhiều lần lặn lội một mình gần 100km vào thăm con ở Khu điều dưỡng tâm thần kinh Nghệ An. Bà mong mỏi sống cùng con trai tại quê nhà...

    (ĐSPL) - Người mẹ già hơn 80 tuổi đã nhiều lần lặn lội một mình gần 100km từ Yên Thành vào TP Vinh (Nghệ An) thăm con ở Khu điều dưỡng tâm thần kinh Nghệ An. Ở cái tuổi gần đất xa trời, bà mong mỏi được sống cùng con trai tại quê nhà nhưng điều đó là điều không thể.
    Thấy có người vào, bà Lê Thị Kiều (SN 1934), trú tại xóm 7, xã Trung Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) vội vàng mời khách vào nhà. Rót chén nước mời khách, bà Kiều bùi ngùi mở đầu câu chuyện: “Tôi sống có một mình. Giờ đến cái tuổi gần đất xa trời, tôi chỉ có một mong ước duy nhất là được sống nốt quãng đời còn lại cùng với đứa con trai tội nghiệp. Vì thương con, nhớ con nên tôi đã nhiều lần lặn lội vào TP Vinh thăm nó. Tôi và gia đình đã làm đơn xin ban giám đốc khu điều dưỡng cho nó về sống với tôi nhưng họ không cho”.

    Bà Kiều mong mỏi được sống cùng con trai nốt phần đời còn lại

    Bà Kiều sinh được 4 người con. Vũ Văn Dương (SN 1964) là người con thứ 3 trong gia đình. Sau một thời gian đi bộ đội ở chiến trường Tây Bắc, ông Dương mắc bệnh tâm thần phải điều trị ở Khu điều dưỡng tâm thần kinh Nghệ An. “Sống với tôi một thời gian dài, nó rất ngoan. Đến tháng 3/2014, khu điều dưỡng bất ngờ cho xe về bắt nó đi. Lúc đó, tôi chỉ biết khóc van xin họ cho con tôi ở lại mà không được. Vừa rồi tết Nguyên Đán, tôi lặn lội vào Vinh xin cho nó về đoàn tụ với gia đình mà đợi mãi khu điều dưỡng cũng không cho về “, bà Kiều cho biết.
    Anh Vũ Văn Tùng (con trai ông Dương) nói: “Hơn 20 năm qua, cha tôi là người khỏe mạnh, hiền lành, không đập phá, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Nhưng không hiểu vì sao khu điều dưỡng lại đem xe đến bắt cha tôi đi. Thương bố, thương bà già yếu một mình vào thăm cha, tôi làm đơn xin cho bố về. Đến ngày 26 Tết vừa qua, tôi vào khu điều dưỡng xin cho cha về ăn tết cùng gia đình nhưng họ lại bảo bố tôi vừa làm loạn, chửi bới cán bộ nên không cho về được. Tôi không tin. Trước đó, sáng 25 Tết, tôi vào thăm cha, cha vẫn bình thường, cười vui vẻ khi gặp tôi”.
    “Tôi có lên gặp lãnh đạo khu điều dưỡng nhưng họ lại đi vắng. Tôi xuống Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì được giám đốc bảo xuống phòng người có công, hỏi trưởng phòng thì bảo hết ngày rồi, ra tết giải quyết”, Anh Tùng bức xúc cho biết thêm.

    Khu điều dưỡng nơi ông Dương đang điều trị

    Khi đề cập đến mong muốn của gia đình bà Kiều, ông Nguyễn Đình Thuyên (SN 1962), trưởng xóm 7, xã Trung Thành cho hay: “Chính quyền địa phương nhất trí khi đưa ông Dương về đoàn tụ với gia đình. Trong quãng thời gian sinh sống tại địa phương, ông Dương chưa đập đánh ai cả. Nếu gia đình bà Kiều muốn đưa con trai về sống cùng thì chính quyền địa phương sẵn sàng xác nhận cho ông Dương.”
    Đem sự việc trao đổi với ông Phạm Thành Trụ, Giám đốc khu điều dưỡng tâm thần kinh Nghệ An, ông Trụ cho biết: “Theo quy định, nếu ổn định sức khỏe, 1 tháng trung tâm cho các bệnh binh về nhà không quá một lần. Tết Nguyên Đán vừa rồi, trung tâm đã cho 11 trường hợp đủ điều kiện về quê ăn tết cùng gia đình. Người nhà muốn xin cho các bệnh binh về đoàn tụ với gia đình, chỉ cần làm đơn có xác nhận của chính quyền địa phương, sau khi kiểm tra nếu thấy sức khỏe ổn định thì trung tâm cho về ngay.”
    Còn về trường hợp ông Vũ Văn Dương, ông Trụ giải trình: “Sau khi người nhà đến xin cho ông Dương về, tôi có gửi đơn xuống hội đồng giám định y khoa kiểm tra tình trạng sức khỏe của ông ấy. Qua kiểm tra, ông Dương được xác định đang trong giai đoạn trầm cảm sau phân liệt, tiểm ẩn nguy cơ tự sát và giết người nên chúng tôi mới quyết định không cho về nữa”.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-benh-nhan-tam-than-khong-duoc-ve-nha-don-tet-a85706.html
    Nghị lực của cậu học sinh nghèo nuôi mẹ và dì bị bệnh tâm thần

    Nghị lực của cậu học sinh nghèo nuôi mẹ và dì bị bệnh tâm thần

    (ĐS&PL) - Từ lúc mới sinh ra, em đã không biết cha mình là ai. Mẹ là người cao quý nhất, là điểm tựa cho em lại mang trong mình với căn bệnh tâm thần quái ác. Nhờ bà con lối xóm, em đã vượt qua được những giai đoạn khó khăn từ khi lọt lòng mẹ. Giờ đây, ngoài việc đi học, em còn phải đi làm thuê, nhặt ve chai để có thêm thu nhập nuôi mẹ và người dì ruột bị bệnh tâm thần hơn mấy chục năm nay…

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nghị lực của cậu học sinh nghèo nuôi mẹ và dì bị bệnh tâm thần

    Nghị lực của cậu học sinh nghèo nuôi mẹ và dì bị bệnh tâm thần

    (ĐS&PL) - Từ lúc mới sinh ra, em đã không biết cha mình là ai. Mẹ là người cao quý nhất, là điểm tựa cho em lại mang trong mình với căn bệnh tâm thần quái ác. Nhờ bà con lối xóm, em đã vượt qua được những giai đoạn khó khăn từ khi lọt lòng mẹ. Giờ đây, ngoài việc đi học, em còn phải đi làm thuê, nhặt ve chai để có thêm thu nhập nuôi mẹ và người dì ruột bị bệnh tâm thần hơn mấy chục năm nay…