(ĐSPL) – Lo ngại nguy cơ tấn công khủng bố, 16 vệ tinh quân sự Mỹ, Nga và Trung Quốc đang “săn” chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines ở Trung Á.
Ngày 16/3, ba nước trên đã đóng góp 16 vệ tinh quân sự cho việc tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 bị mất tích đã 9 ngày qua.
|
Có tới 16 vệ tinh quân sự của Mỹ, Nga và Trung Quốc đang “săn” chuyến bay mất tích MH370 ở... Trung Á |
Máy bay không người lái của Mỹ cũng đã được chuyển hướng từ tác chiến ở Afghanistan sang “săn lùng” ở các nước Cộng hoà Trung Á thuộc Liên Xô cũ.
Trong khi đó, người ta cũng đang điều tra phi hành đoàn của chiếc Boeing 777 và số hành khách trên máy bay.
5 phỏng đoán về chuyến bay MH370 mất tích
Cuộc điều tra đa quốc gia này đang tập trung vào một số phỏng đoán sau đây:
1. Người ta đang điều tra xem liệu chiếc Boeing 777-200 mất tích của Malaysia có mang theo một số hàng hóa bất hợp pháp, khiến cho đám không tặc không thể bỏ qua và buộc buộc nó hạ cánh tại một địa điểm cách xa nơi nó mất liên lạc trên Biển Đông.
Kịch bản đó sẽ để ngỏ số phận của các hành khách và phi hành đoàn.lên trong Họ có thể vẫn còn sống và bị bỏ rơi ở nơi xa xôi hoang dã trên thế giới.
2 . Nhiều vùng lãnh thổ của các quốc gia nằm trên “Con đường tơ lụa” như Kirgizstan , Kazakhstan , Turkmenistan, Tajikistan và Uzbekistan là hoang mạc rộng lớn. Ở tất cả 5 nước nói trên, nhiều căn cứ quân sự và sân bay đã bị bỏ hoang, sau khi Liên Xô tan rã. Vệ tinh quân sự và máy bay có người lái có cơ hội tìm thấy chiếc Boeing 777 của chuyến bay MH370 ở các nước này.
Hiện thời, người ta cho rằng cú liên lạc cuối cùng của chuyến bay MH370 với vệ tinh được thực hiện từ mặt đất. Đây chính là lý do mà Bộ trưởng giao thông vận tải Malaysia tiết lộ hôm 16/3 rằng việc tìm kiếm bây giờ được thực hiện “trên đất liền của 11 quốc gia”.
3 . Một giả thuyết cho rằng những tên không tặc đã ẩn nấp trong khoang chở hàng hóa, trước khi hành khách lên máy bay. Những tên này có thể là người của Tổ chức giải phóng Đông Turkestan (ETLO), tổ chức ly khai của người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, mạn Tây Bắc Trung Quốc.
Phỏng đoán này mở ra triển vọng phức tạp hơn, chẳng hạn như việc tiếp nhiên liệu cho chiếc máy bay Boeing 777 bị bắt cóc để sử dụng làm một công cụ để tiến hành một vụ thảm sát như vụ đánh sập tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới mà al-Qaeda đã tiến hành ở New York và Washington.
Nguy cơ này đã khiến cho Mỹ, Nga và Trung Quốc tích cực tìm kiếm và điều tra chuyến bay MH370 bị mất tích.
4 . Một khả năng khác được xem xét là một cuộc tấn công mạng bất ngờ trên máy bay. Các tin tặc có thể kiểm soát, đổi hướng và tiếp đất một máy bay lớn dài 75 mét và có sải cánh 61 mét như loại máy bay Boeing 777, tại một địa điểm định sẵn. Nếu chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia đã bị “điều khiển từ xa”, đám tin tặc không có ý định đi đến cùng để chuốc lấy những lời buộc tội. Để chiếc máy bay này nằm ở một nơi xa xôi hẻo lánh sẽ là câu trả lời thích hợp.
5 . Tình báo và cơ quan an ninh Mỹ ngày 16/3 đã tập trung vào hai phi công là cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah (53 tuổi) , người đã có 18.000 giờ bay trên các máy bay tương tự và cơ phó Fariq Abdul Hamid , 27 tuổi. Các nhà điều tra hy vọng sẽ tìm ra câu trả lời cho vấn đề hóc búa về chiếc máy bay mất tích đầy bí ẩn này. Nhà của hai viên phi công nói trên ở Kuala Lumpur đã bị lục soát kỹ lưỡng.
Minh Đức (theo DEBKAfile)
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-16-ve-tinh-quan-su-san-mh370-o-trung-a-a25911.html