+Aa-
    Zalo

    Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên thu lợi bất chính, xử lý ra sao?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hành vi vi phạm trong các hoạt động về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, đặc biệt là ngành than luôn diễn biến phức tạp, mặc dù cơ quan chức năng đã ra quân thực hiện nhiều giải pháp triệt phá. Mới đây nhất, tại tỉnh Quảng Ninh, cơ quan Công an tỉnh đã tiến hành bắt tạm giam 04 đối tượng Công ty tuyển than Hòn Gai có biểu hiện vi phạm quy định gian lận trong công tác vận chuyển đá xít thải để hưởng lợi bất chính chi phí vận tải.

    Một số bạn đọc tại Quảng Ninh gửi thông tin tới Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, bày tỏ sự quan tâm trước những hành vi vi phạm trong lĩnh vực nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, đặc biệt là ngành than trên địa bàn một số địa phương trên cả nước trong thời gian qua. Những hành vi này không những gây thất thoát giá trị, tài sản của tổ chức cá nhân được pháp luật quy định, bảo vệ mà còn gây bất ổn đối với môi trường, tình hình an ninh trật tự. Mặc dù những sản phẩm, thành phẩm từ ngành than đã cơ bản được kiểm soát hiệu quả, nhưng sản phẩm sau quá trình sản xuất như đá xít thải vẫn luôn là “miếng bánh” béo bở đối với một số đối tượng, luôn có ý định chiếm đoạt, trục lợi. Một trong số đó là hành vi gian lận trong công tác vận chuyển đá xít thải để hưởng lợi bất chính chi phí vận tải vừa được cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh phát hiện, đấu tranh xử lý. Vậy, với hành vi vi phạm quy định gian lận trong công tác vận chuyển đá xít thải để hưởng lợi bất chính chi phí vận tải, đối tượng vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm ra sao? Có thể xử lý dựa trên điều khoản nào của pháp luật, phóng viên đã có cuộc trao đổi với luật sư để phân tích, làm rõ.

    21 7905
    Phương tiện đến nhận than tại khu vực Cảng Làng Khánh do Công ty Tuyển than Hòn Gai
    quản lý. (Nguồn: tienphong.vn)

    Nhìn nhận vấn đề dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Tiến - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, việc dư luận bày tỏ sự quan tâm tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên … là điều hoàn toàn cần thiết. Đây không chỉ là sự quan tâm đến tình hình sản xuất kinh doanh mà là sự quan tâm, đầu tư cho thế hệ sau trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Cơ quan chức năng đã nhiều lần xử lý những hành vi vi phạm trong lĩnh vực này phần nào thể hiện trách nhiệm trước dư luận, trước sự quan tâm của người dân. Và mới đây nhất, quá trình điều tra, đấu tranh xử lý, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành bắt tạm giam 04 đối tượng có hành vi vi phạm quy định gian lận trong công tác vận chuyển đá xít thải để hưởng lợi bất chính chi phí vận tải. Trường hợp vi phạm này, khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm, hoàn toàn có thể xem xét xử lý nhóm đối tượng về tội danh “Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”. Đối với tội danh này, mức xử phạt hành chính hành vi vi phạm cao nhất lên đến 07 tỷ đồng; mức xử lý phạt tù cao nhất lên đến 07 năm tù (điều 227, mục 3, chương XVIII, Bộ luật Hình sự 2017). Cụ thể như sau:

     Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

     1. Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

     a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

     b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

     c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

     d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

     đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

     2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

     a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;

     b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

     c) Có tổ chức;

     d) Gây sự cố môi trường;

     đ) Làm chết người;

     e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

     3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

     4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

     a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

     b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

     c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm./.

    Trường Quân/ Báo điện tử Đảng Cộng Sản
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-pham-quy-dinh-ve-khai-thac-tai-nguyen-thu-loi-bat-chinh-xu-ly-ra-sao-a519061.html
    Giải bài toán sản lượng khai thác dầu khí

    Giải bài toán sản lượng khai thác dầu khí

    Từ năm 2015 đến nay, sản lượng khai thác thực tế cũng như kế hoạch khai thác dầu khí trong nước liên tục sụt giảm, năm sau thấp hơn năm trước. Vậy nguyên nhân do đâu? Và làm thế nào để giải bài toán sản lượng khai thác sụt giảm từng năm?

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Giải bài toán sản lượng khai thác dầu khí

    Giải bài toán sản lượng khai thác dầu khí

    Từ năm 2015 đến nay, sản lượng khai thác thực tế cũng như kế hoạch khai thác dầu khí trong nước liên tục sụt giảm, năm sau thấp hơn năm trước. Vậy nguyên nhân do đâu? Và làm thế nào để giải bài toán sản lượng khai thác sụt giảm từng năm?