+Aa-
    Zalo

    Vi khuẩn bám đầy điện thoại- người dùng coi chừng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)-Không được rửa, chỉ được lau chùi và được mang đi khắp nơi chính là lý do khiến những chiếc điện thoại trở thành ngôi nhà lý tưởng cho hàng loạt loại vi khuẩn.

    (ĐSPL)- Không được rửa, chỉ được lau chùi và được mang đi khắp nơi chính là lý do khiến những chiếc điện thoại trở thành ngôi nhà lý tưởng cho hàng loạt loại vi khuẩn sinh sống.

    Hiện đại, thông minh, tiện dụng và gây “ghiện” như vậy nhưng rất ít người dùng biết rằng điện thoại di động (ĐTDĐ) là một trong những vật dụng… bẩn nhất mà chúng ta đang sở hữu.

    Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra điện thoại di động là ổ vi khuẩn tiềm ẩn lớn nhất với lượng vi khuẩn nhiều gấp 10 lần so với bồn vệ sinh. Vi khuẩn trên bề mặt ĐTDĐ có đến 25.000 vi khuẩn/2.54cm2, còn lượng vị khuẩn trên bồn vệ sinh toilet chỉ có 1.201 vi khuẩn/2.54cm2. (Theo báo cáo của Mashables- kênh thông tin NewYork dựa trên nghiên cứu của viện sử học vi sinh lâm sàng & kháng sinh tại Anh - Annals of Clinical Microbiology and Antimicrobials).

    Sự thật trên đây chắc hẳn khiến nhiều người giật mình, nhưng vẫn còn một sự thật khác còn gây bất ngờ hơn. Đó là bản thân chiếc điện thoại không tự tạo ra vi khuẩn mà thủ phạm chính là đôi tay chúng ta.

    Bàn tay, ngón tay là bộ phận làm việc nhiều nhất trong cơ thể con người, nhiều hơn cả trí não, trong đó phần lớn các hoạt động là sờ, cầm, nắm… từ đơn giản đến phức tạp. Đây là nguyên nhân tay trở thành bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với tất cả các dụng cụ, vật phẩm, theo đó, tay người cũng vận chuyển những vi khuẩn (luôn tồn tại trong các vật tiếp xúc) vào cơ thể một cách bất đắc dĩ.

    Một vài vi khuẩn được cho chính là nguyên nhân dẫn đến các cảm giác khó chịu như cảm cúm hay đau mắt đỏ, ho…

    Trực khuẩn ruột Coliforms

    Hình ảnh trực khuẩn ruột Coliforms là một trong 10 vi khuẩn trên smartphone gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.

    Vi khuẩn Coliforms thường được tìm thấy ở phân của người và động vật cũng như trong đất và ở thực vật và ngay cả trên điện thoại.

    Vi khuẩn Coliforms thường được tìm thấy ở phân của người và động vật cũng như trong đất và ở thực vật. Và chúng cũng thường xuyên được tìm thấy ở trên bề mặt của điện thoại di động cá nhân. Mặc dù một lượng nhỏ vi khuẩn này không làm cho bạn ốm, nhưng sự có mặt của chúng ở trên điện thoại của bạn chứng tỏ một điều chắc chắn rằng những mầm bệnh khác cũng đang nẩn trốn đâu đó.

    Vi khuẩn đại tràng E.Coli

    Giống như những cái tên khác trong danh sách này, Escherichia Coli (viết tắt là E.Coli) luôn khiến mọi người tránh xa. Có một sự thật đó là không phải tất cả các loại khuẩn E.Coli đều có hại, thận chí có những loại có lợi cho hoạt động tiêu hóa của con người.

    Vi khuẩn đại tràng E. Coli một loại mầm bệnh gây ra việc sợ thức ăn

    Các nhóm E.Coli thường kí sinh ở ruột người và sự xuất hiện của E.Coli trong điện thoại có thể là dấu hiệu của việc nhiễm bệnh khác. Trong các trường hợp hiếm gặp, điện thoại có thể bị nhiễm khuẩn E. coli O157:H7, một loại mầm bệnh gây ra việc sợ thức ăn. Nó có thể chỉ dừng lại ở việc chuột rút nghiêm trọng, tiêu chảy và nôn mửa; những một cuộc bùng phát dịch bệnh đôi khi có thể để lại hậu quả chết người.

    Tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus

    Các nhà vi trùng học đã phát hiện một lượng lớn điện thoại nhiễm khuẩn Staphylococcus Aureus khi nghiên cứu về vi khuẩn trên smartphone.

    Không phải tât cả các loại tụ cầu vàng đều gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Một vài loại tụ cầu vàng thì gây viêm da, nhiễm trùng staph.

    Ví dụ, tụ cầu vàng đề kháng Methicillin (MRSA) là một loại mầm bệnh gây nổi nhọt đau đớn ở da, và bị lây  nhiễm qua việc tiếp xúc da. Nó thường phát tán chủ yếu ở các bệnh viên hay các trung tâm chăm sóc sức khỏe, quá trình lây bệnh có thể đẩy nhanh qua các những chiếc điện thoại mất vệ sinh.

    Theo nghiên cứu của các nhà vi trùng học người Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2009, họ phát hiện ra  hơn một nửa ( 52\%) trong số 200 điện thoại của các nhân viên trung tâm chăm sóc sức khỏe bị nhiễm khuẩn  tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus và khoảng 38\% trong số những chiếc điện thoại đó thì đã tiếp xúc với tụ cầu vàng đề kháng Methicillin (MRSA).

     Liên cầu khuẩn Streptococcus

     Liên cầu khuẩn Streptococcus

    Liên cầu khuẩn Streptococcus thường xuất hiện theo 2 dạng, được biết đến như nhóm A  và nhóm B. Rất nhiều người trong chúng ta đã gặp phải loại đầu tiên của vi khuẩn này khi ta bị viêm họng lúc nhỏ.  Nó cũng có thể gây ra các bệnh vô cùng nghiêm trọng như bệnh ban đỏ, hội chứng sốc độc, viêm mô tế bào và hoại tử da –cân cơ. Nhóm B cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm đường tiết  niệu, nhiễm khuẩn máu hoặc da.

    Tụ cầu Staphylococci (CoNS)

    Coagulase Negative Staphylococci (CoNS) có khả năng đề  kháng các loại  kháng sinh, thường kí sinh ở da người. Mặc dù có mức độ nguy hại thấp hơn so với tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus, loại vi khuẩn này vẫn là nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn máu, có thể bắt nguồn từ tiếp xúc với các thiết bị y tế hay đồ vật ở  bệnh viện. CoNS vừa được biết là tác  nhân gây ra 30\% trong số các bệnh nhiễm độc máu liên quan đến trung tâm chăm sóc sức khỏe.

    Vi khuẩn này có thể  đang đi lảng vảng ở ngay xung quanh chiếc smartphone và các thiết bị khác của bạn. Vào năm 2011, nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Ghana đã thấm gạc màn hình điện thoại của 100 học sinh được chọn bất kì. 50\% trong số các thiết bị này dương tính với CoNS.

    Nấm mốc

    Nấm mốc không chỉ phát triển ở trong thức ăn mà bạn để hàng tuần trong tủ lạnh mà quên không vứt đi. Nó cũng đã chiếm 10\% trong tổng số các chiếc điện thoại được kiểm tra của nhân viên y tế ở Thổ Nhĩ Kỳ.

     Nấm mốc sẽ gây ra tác động tiêu cực cho hệ hô hấp,dẫn đến khó thở, ngạt mũi, sốt và  hiếm gặp hơn là viêm phổi.

    Loại vi khuẩn này không chỉ gây ra mùi  khó chịu hay làm hỏng lớp tường nhà tắm, chúng cũng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người. Tiếp xúc  nhiều với nấm mốc sẽ gây ra tác động tiêu cực cho hệ hô hấp,dẫn đến khó thở, ngạt mũi, sốt và  hiếm gặp hơn là viêm phổi.

    Các loại men

    Các loại men, cũng như một số loại vi khuẩn trong danh sách này, bất ngờ thực ra có lợi cho hoạt động tiêu hóa. Có thể kể đến như chúng được sử dụng để làm pizza và bia. Các loại men thực sự cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc điện thoại muốn bị “nướng” cùng với nó.

    Nghiên cứu của các nhà khoa học người Thổ Nhĩ Kỳ đề cập  ở trên đã tìm thấy các loại men ở 1,5\% các mẫu điện thoại được kiểm tra. Men là một loại nấm có thể  cư trú ở gần như tất cả các vị trí trên cơ thể người. Nhiễm khuẩn men gây ngứa diện rộng trên da và khu vực âm đạo, thậm chỉ cả chảy mủ.

    Trực khuẩn Clostridium Difficile

    Clostridium difficile là một cách nói khoa  học về “ thứ gây tiêu chảy”. Những bệnh nhân cao tuổi hoặc sử  dụng kháng sinh thường xuyên trong một thời gian dài sẽ đặc biệt dễ mắc phải.

    C. difficile còn biết đến gây ra các bệnh lý khác như sốt, buồn nôn, đau bụng và chán ăn. Viêm nhiễm sẽ khó xảy ra ở  người khỏe mạnh nhưng chúng ta vẫn nên lau chùi điện thoại ít nhất 2 ngày 1 lần. Apple khuyến cáo  không nên sử  dụng các chất dung  môi, mà chỉ cần sử dụng một tấm vải mềm để lau chùi sản phẩm của họ. Các chuyên gia công nghệ khác  đưa ra giải pháp là sử dụng cồn isopropyl hoặc nước chung cất kết hợp với  vải mềm để lau chùi.

    Vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium

    Vi khuẩn này là mầm bệnh gây ra bệnh bạch hầu, một loại bệnh gây chết người với triệu chứng viêm phổi và khó thở.

    Bệnh nhân mắc bệnh  bạch hầu mới đầu sẽ có cảm giác bị cảm lạnh, rồi sau đó sốt ran người và rét run, rồi thậm chí cả đau tim. Trong năm 2014, các nhà khoa học trường đại học Oregon đã phát hiện ra vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium kí sinh trên điện thoại đi động. Mặc dù ở một số quốc gia phát triển, bệnh bạch hầu gần như đã biến mất nhưng nó vẫn là một  hiểm họa lớn mà người sử dụng smartphone cần để tâm.

    Trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas Aeruginosa

    Loại mầm bệnh “cơ hội” này được các nhà vi sinh vật học cho rằng có thể xuất hiện ở tất cả mọi nơi. Chúng cần rất ít chất dinh dưỡng và có thể thích ứng với rất nhiều môi trường khác nhau từ các thiết bị y tế đến bể bơi tập thể và thậm chí cả thiết bị đàm thoại của bạn. Khi kiểm tra 400 mẫu điện thoại khác nhau, các nhà khoa học người Nigeria phát hiện  ra rằng trực khuẩn  mủ xanh  là loại vi khuẩn phổ biến nhất trên các thiết bị tiện  ích.

    Điểm khác biệt của Pseudomonas Aeruginosa đó là khả năng đề kháng khỏi việc điều trị của bệnh nhân bị nhiễm khuẩn. Bởi vậy,các nhà khoa học khuyên rằng khu vực chăm sóc đặc biệt ở các bệnh viện cần cấm sử dụng điện thoại hoàn toàn.

    Giải pháp an toàn cho bạn

    Giải pháp cho một cuộc sống an toàn, sạch sẽ, hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chính là việc chúng ta cần phải bảo vệ đôi tay của mình. Vi khuẩn không dễ bị tiêu diệt chỉ bằng cách rửa tay bằng nước sạch thông thường mà nhất thiết phải bằng một dung dịch rửa tay đủ mạnh để đánh bật chúng, đủ an toàn để ngăn chặn chúng và phải dưỡng ẩm để duy trì sự mềm mại, êm dịu cho đôi tay.

    Trước những mối nguy hiểm khôn lường từ chiếc điện thoại, để phòng tránh chẳng còn cách nào khác là chúng ta phải vệ sinh thường xuyên đôi bàn tay của mình bằng nhiều sản phẩm diệt khuẩn có bán trên thị trường.

     Nếu nhà bạn có trẻ em không nên cho trẻ dùng điện thoại la cách để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu của bạn. Bởi sức đề kháng của trẻ kém rất dễ lây nhiễm các bệnh về đường tiêu hóa do các loại vi khuẩn đường ruột gây lên.

    Bạn cũng có thể sấy mát điện thoại thường xuyên để đánh bật bụi bẩn bám vào trong quá trình sử dụng.

    Dùng khăn lau khô để vệ sinh điện thoại cũng là cách để dế yêu của bạn luôn sạch sẽ.

    Đức An( Tổng hợp)

    xem thêm video tại đây:u9lDIMGaZO

     

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-khuan-bam-day-dien-thoai--nguoi-dung-coi-chung-a96488.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.