Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu, hay còn gọi Nhân Hiến Hoàng thái hậu, có tên thật là Trương Yên. Bà là Hoàng hậu duy nhất của Hán Huệ Đế Lưu Doanh - Hoàng đế thứ hai của nhà Hán trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Trương Yên là con gái của Triệu vương Trương Ngao và Lỗ Nguyên công chúa. Xét về thân thế, nàng là cháu ngoại của Hán Cao Tổ Lưu Bang và Hoàng hậu Lã Trĩ. Như vậy, đối với Hán Huệ Đế Lưu Doanh, Trương Yên chính là cháu gái, gọi Hán Huệ Đế là cậu ruột.
Năm 195 TCN, Hán Cao Tổ băng hà, truyền ngôi lại cho Hoàng tử Lưu Doanh, khi ấy mới 16 tuổi. Tuy nhiên vì còn nhỏ, Hán Huệ Đế Lưu Doanh chỉ là ông vua bù nhìn, tất cả quyền lực cũng như chuyện triều chính đều tập trung vào tay mẹ của ông là Thái hậu Lã Trĩ.
Để củng cố quyền lực của mình, Thái hậu Lã Trĩ đã dốc sức tìm kiếm, tuyển chọn một người vợ cho con trai của mình. Mục đích của bà là để thông qua người vợ này kiểm soát và kìm hãmcuộc sống của con trai. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm nhưng không thể tìm được người nào hài lòng, đủ sức khống chế hoàng đế, Thái hậu Lã Trĩ đột nhiên nhớ đến cô cháu gái Trương Yên, khi ấy đang sống trong kinh thành Trường An với cha mẹ.
Tuy còn nhỏ nhưng Trương Yên có xuất thân danh gia vọng tộc, lại có tiếng là cô gái xinh đẹp, tính tình nho nhã, hiểu biết lễ nghĩa, được giáo dục cẩn thận. Từ ngoại hình, tính cách đến mối quan hệ của Trương Yên đều đáp ứng những nhu cầu mà Thái hậu Lã Trĩ đang tìm kiếm. Sau đó, Lã Trĩ đã hạ lệnh cho Trương Yên vào cung, muốn sắc phong làm Hoàng hậu cho Hán Huệ Đế Lưu Doanh.
Nhiều phi tần mơ ước được bước lên vị trí hoàng hậu bao năm không thành, chỉ có Hiếu Huệ Chương hoàng hậu nhờ gia thế của mình mà thoải mái trở thành hoàng hậu chẳng tốn chút tâm cơ, tính toán. Nàng vì thế cũng trở thành người khiến cả hậu cung ghen ghét, đố kị.
Thế nhưng, Thuận Trị đế ngay cả một cái liếc mắt cũng chẳng muốn cho nàng. Vốn hôn nhân bị sắp đặt, Thuận Trị đế không ưa gì vị mỹ nhân xinh đẹp nên không bao giờ chạm vào nàng, càng không gọi nàng thị tẩm.
Thuận Trí đế bấy giờ chỉ độc sủng Đổng Ngạc phi. Khi Thuận Trị đế tấn thăng Đổng Ngạc phi làm Hoàng quý phi, có quyền quản lý lục cung, khiến Hiếu Huệ Chương hoàng hậu chỉ có hư danh, không có thực quyền, vị mỹ nhân này cũng mỉm cười mà nghe theo, không oán không hối.
Hiếu Huệ Chương hoàng hậu là người không kiêu ngạo hay bốc đồng, luôn âm thầm gánh vác trọng trách của hoàng hậu.
Thậm chí khi Hiếu Huệ Chương hoàng hậu có nguy cơ bị Thuận Trị đế phế bỏ ngai vị hoàng hậu, nàng cũng không phản ứng gì lớn. Sau vì Hiếu Trang thái hậu không cho phép Thuận Trị đế phế hai lần hậu, vì vậy Hiếu Huệ Chương hoàng hậu giữ vững ngôi mẫu nghi thiên hạ của mình.
Năm Thuận Trị thứ 18, Thuận Trị đế băng hà, Khang Hy kế vị. Tuy rằng Hiếu Huệ Chương hoàng hậu không được Thuận Trị đế yêu thích nhưng Khang Hy đế lại rất tôn kích người mẹ này.
Cứ như vậy, năm ấy mới 20 tuổi, Hiếu Huệ Chương hoàng hậu được tôn phong làm Thái hậu rồi Hoàng Thái hậu. Từ đó về sau, nàng sống một mình suốt đời. Khang Hy đế cũng rất hiếu thuận với nàng. Thậm chí, sinh nhật 40 tuổi của nàng, Khang Hy đế không màng chuyện triều chính, đến chúc thọ Hoàng Thái hậu, có thể thấy được sự hiếu kính khó có được của vị hoàng đế nổi tiếng này.
Đến năm 77 tuổi, Hiếu Huệ Chương hoàng hậu bình lặng qua đời, hương tiêu ngọc vẫn trong cung cấm. Tính theo thời đại, nàng thực sự là một cụ bà trường thọ, là vị Hoàng thái hậu tại vị lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc cổ đại.
Tuy rằng cả đời nàng không được hoàng đế phu quân yêu thương, che chở nhưng là một nữ nhân sống trong hậu cung hoàng tộc, có được cuộc sống an yên như vậy cũng coi như một kết cục tốt đẹp.
Mộc Miên (T/h)