(ĐS&PL) Bên cạnh nhiều người vẫn còn hoài nghi về sinh trắc vân tay, ngày càng nhiều công ty, các bậc cha mẹ hiện đại tìm tới dịch vụ này để phân tích đặc trưng dấu vân tay, giải mã tiềm năng bẩm sinh của nhân sự và con trẻ. Vậy đâu là cơ sở để quyết định có nên “chọn mặt gửi vàng” vào dịch vụ này? Còn điều gì về sinh trắc vân tay vẫn chưa được hiểu đúng sau gần 9 năm “du nhập” vào Việt Nam?
Phần 1: Cơ sở khoa học của sinh trắc vân tay
Điều đầu tiên cần khẳng định là Sinh trắc vân tay (hay sinh trắc học dấu vân tay) là ngành khoa học có tên Dermatoglyphics, được hình thành cách đây hơn 200 năm với nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới. Sinh trắc vân tay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như y học, an ninh bảo mật, giáo dục. Bên cạnh đó, trên thế giới cũng như tại Việt Nam đều có những Hiệp hội, Viện nghiên cứu khoa học chính thức về sinh trắc vân tay.
SINH TRẮC VÂN TAY LÀ NGÀNH KHOA HỌC VỚI LỊCH SỬ 200 NĂM VÀ NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỒ SỘ
Năm 1926: tại Hiệp hội hình thái học của Mỹ, Tiến sĩ Harold Cummins đã chính thức đưa sinh trắc vân tay trở thành một ngành khoa học nghiên cứu độc lập, sử dụng vân tay để xác định bản chất, tiềm năng và trí tuệ của con người. Ông cũng nghiên cứu ra rằng dấu vân tay có sự liên kết trực tiếp với não bộ khi được khởi tạo ở thai nhi vào giai đọan từ 13 đến 19 tuần tuổi và được hình thành đồng thời với sự hoàn thiện các cấu trúc của não bộ.
Năm 1958, Noel Jaquin đã nghiên cứu và phát hiện ra mỗi vân tay sẽ tương ứng với một chủng loại tính cách đặc biệt.
Năm 1981, giáo sư Roger W.Sperry và đồng sự đã được vinh danh giải thưởng Nobel trong ngành Y sinh học vì những nghiên cứu về chức năng của não trái và não phải cũng như lý thuyết toàn não, là tiền đề để ngành sinh trắc vân tay nghiên cứu chức năng của não liên quan đến dấu vân tay.
Năm 1985: Tiến sĩ Chen Yi Mou - Đại học Havard – là người đầu tiên ứng dụng Sinh trắc vân tay vào giáo dục, dựa trên Thuyết Đa Thông Minh của Tiến sĩ Howard Gardner.
Năm 1994, giáo sư Lin Jui Pin đưa khoa học Sinh trắc vân tay vào Đài Loan, và được Mỹ chứng nhận và cấp bằng sáng chế cho công trình nghiên cứu Sinh trắc vân tay (Mã sáng chế US7406186). Từ đó, tại châu Á, mức độ quan tâm đặc biệt về khả năng nghiên cứu và ứng dụng của ngành sinh trắc vân tay dần lan nhanh mạnh mẽ.
Lịch sử 200 năm của ngành Sinh trắc vân tay (Dermatoglyphics)
SINH TRẮC VÂN TAY ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG NHIỀU NGÀNH
Sinh trắc vân tay được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành như y học, nhân chủng học, an ninh bảo mật, thể thao, giáo dục, tâm lý, công nghệ và nhiều ngành khác. Cụ thể:
Năm 1970: Liên Xô bắt đầu sử dụng Sinh trắc vân tay trong việc lựa chọn thí sinh cho thế vận hội Olympic.
Năm 1976: Schaumann và Alter nghiên cứu thành công mối quan hệ chặt chẽ giữa dấu vân tay và các bệnh về tim mạch, ung thư, rubella, Alzheimer, Leukaemia.
Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng xác suất hai cá nhân có dấu vân tay trùng nhau lên tới 1/64 tỷ, đồng nghĩa với việc tính tới nay, tuyệt đối không có 2 dấu vân tay trùng nhau, kể cả trường hợp sinh đôi cùng trứng. Dấu vân tay vĩnh viễn sẽ không thay đổi trừ những tác động nghiêm trọng từ môi trường. Chính vì vậy, sinh trắc vân tay cũng được ứng dụng trong ngành an ninh bảo mật như làm căn cước công dân, truy tìm tội phạm hay ứng dụng công nghệ nhận diện vân tay trên các thiết bị di động và trong ngân hàng số.
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ SINH TRẮC VÂN TAY
Trên thế giới có nhiều tổ chức lớn nghiên cứu chuyên sâu về sinh trắc vân tay như IBMBS (Hiệp hội Sinh trắc học Xã hội và Hành vi ứng xử quốc tế), ADRC (Asian Dermatoglyphics research center – Trung tâm sinh trắc vân tay châu Á) đã xuất bản hơn 7000 luận án về Sinh trắc vân tay. Với tham vọng đưa Sinh trắc vân tay trở thành một ngành khoa học được chuẩn hóa kiến thức và tập trung nghiên cứu chuyên sâu, năm 2019, Viện nghiên cứu sinh trắc vân tay IORD đã được Sở khoa học và công nghệ thành phố Hồ Chí Minh cấp phép hoạt động với Viện phó là bà Võ Thị Hồng Nhật - Tổng giám đốc của Công ty TNHH ứng dụng công nghệ giáo dục I-Talents.
Ngay sau đó, nhờ sự hỗ trợ của Viện nghiên cứu sinh trắc vân tay IODR, công ty I-Talent tiên phong ứng dụng công nghệ sinh trắc vân tay 4.0 bản quyền từ Mỹ có tên Gen Talents, đưa ngành sinh trắc dấu vân tay tại Việt Nam lên một tầm cao mới, tạo đà cho những bước phát triển sau này.
Ra mắt Viện nghiên cứu sinh trắc vân tay IODR và Gen Talents
Như vậy, khác với nhiều nhận định sai lệch, không đầy đủ, sinh trắc vân tay (Dermatoglyphics) là ngành khoa học lâu đời, được công nhận và ứng dụng lâu đời và rộng rãi trên toàn thế giới. Sinh trắc vân tay là công cụ gián tiếp phân tích các chỉ số cơ bản của não bộ bẩm sinh thông qua vân tay. Từ đó đưa ra được những đặc trưng tính cách, đặc điểm tiềm thức, xu hướng năng lực bẩm sinh cùng nhiều thông tin khác liên quan tới nghề nghiệp, mối quan hệ xã hội.
CÔNG TY CỔ PHẦN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC I-TALENTS Công nghệ sinh trắc vân tay Gen Talents của Mỹ Người đại diện: Võ Thị Hồng Nhật Địa chỉ: Lầu 1, số 55 Đặng Dung, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM Liên hệ: 028 3636 0577 Website: https://gentalents.com/ |
Kim Dương