+Aa-
    Zalo

    Vén màn bí ẩn suốt bao năm về người tuyết Yeti nhờ công nghệ DNA

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một nhà khoa học đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để tìm ra sự thật đứng sau "người tuyết Yeti" vừa kết luận rằng "quái vật" này thực tế chỉ là một con gấu

    Một nhà khoa học đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để tìm ra sự thật đứng sau "người tuyết Yeti" vừa kết luận rằng "quái vật" này thực tế chỉ là một con gấu to lớn, dữ tợn.

    Bryan Sykes, một giáo sư về gene tại Đại học Oxford (Anh) và đội nghiên cứu của ông đã phân tích 57 mẫu lông được cho là thuộc về người tuyết Yeti và thấy rằng thực tế chúng thuộc về loài ngựa, chó và thậm chí là con người.

    Tuy nhiên, hai mẫu thử trong đó đã gây ngạc nhiên, bởi dữ liệu di truyền khớp 100\% với một loài gấu vùng cực từng tồn tại cách đây 40.000 năm và nay đã tuyệt chủng. Cụ thể loài gấu này đã sống tại kỷ Pleistocene, nhưng nay đã tuyệt chủng.

    "Đã từng có những câu chuyện truyền miệng về sự xuất hiện của loài gấu trắng ở Trung Á và dãy Himalaya" - các nhà khoa học nói trong thông báo gửi tới báo chí- "Dường như 2 sợi lông nằm trong nghiên cứu đã tới từ một loài gấu lạ chưa từng được nhận diện, hoặc nó thuộc về một con gấu lai giữa loài gấu vùng cực và gấu nâu".

    “Nếu những con gấu này sống nhiều ở dãy Himalaya, chúng có thể đã góp phần tạo ra nền tảng sinh học cho huyền thoại về Yeti, đặc biệt là khi chúng có các hành động dữ tợn hơn nhiều các loài gấu bản địa khác" - giáo sư Sykes tuyên bố.

    Tuy nhiên các nhà khoa học ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên London nói rằng kết quả của giáo sư Sykes đã "không chứng minh hoặc bác bỏ sự tồn tại của Yeti". Họ đánh giá ông chỉ loại bỏ bớt một số mẫu lông tóc từng được xem là thuộc về Yeti, ra khỏi hoạt động cân nhắc đánh giá xem "quái vật" này có tồn tại hay không.

    Giáo sư Sykes đã không phiền lòng trước những nhận xét đó. "Các nhà nghiên cứu quái vật Yeti và những người đam mê sinh vật này thích cho rằng nó đã bị khoa học chối bỏ sự tồn tại" - ông nói - "Khoa học chẳng chấp nhận hay chối bỏ bất kỳ điều gì. Tất cả những gì khoa học làm là kiểm tra các chứng cứ thực tế và đó là điều tôi đang làm".

    Nghiên cứu của ông và cộng sự đã được xuất bản trên tuần báo khoa học Proceedings of The Royal Society B.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ven-man-bi-an-suot-bao-nam-ve-nguoi-tuyet-yeti-nho-cong-nghe-dna-a451831.html
    “Người Tuyết” sống tách biệt với thế giới văn minh

    “Người Tuyết” sống tách biệt với thế giới văn minh

    Mùa hè ở Siberia (Nga) rất ngắn. Trong năm, tuyết rơi kéo dài đến tháng 5 và thời tiết lạnh trở lại một lần nữa vào tháng Chín. Băng tuyết bao phủ rừng Taiga nhưng cảnh vật nơi đây vẫn toát lên vẻ đẹp tuyệt vời, trái ngược với những lớp băng lạnh lẽo và sự tàn phá của nó. Những triền thông trải dài dường như vô tận, rồi những cánh rừng bạch dương nằm rải rác với những chú gấu ngủ đông và thi thoảng là những tiếng tru lên của những con sói đói. Núi dốc đứng, những con sông mang nước đổ vào khắp hang cùng ngõ hẻm thông qua các thung lũng, phải có đến một trăm ngàn đầm lầy băng giá. Rừng này là cuối cùng và lớn nhất của rừng nguyên sơ hoang dã của Trái đất. Nó trải dài từ mũi xa nhất của vùng Bắc cực thuộc Nga về phía Nam như Mông Cổ và phía đông của Urals đến Thái Bình Dương. Năm triệu dặm vuông của hư vô, dân số của tất cả các thị trấn có lẽ chỉ khoảng vài nghìn người.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    “Người Tuyết” sống tách biệt với thế giới văn minh

    “Người Tuyết” sống tách biệt với thế giới văn minh

    Mùa hè ở Siberia (Nga) rất ngắn. Trong năm, tuyết rơi kéo dài đến tháng 5 và thời tiết lạnh trở lại một lần nữa vào tháng Chín. Băng tuyết bao phủ rừng Taiga nhưng cảnh vật nơi đây vẫn toát lên vẻ đẹp tuyệt vời, trái ngược với những lớp băng lạnh lẽo và sự tàn phá của nó. Những triền thông trải dài dường như vô tận, rồi những cánh rừng bạch dương nằm rải rác với những chú gấu ngủ đông và thi thoảng là những tiếng tru lên của những con sói đói. Núi dốc đứng, những con sông mang nước đổ vào khắp hang cùng ngõ hẻm thông qua các thung lũng, phải có đến một trăm ngàn đầm lầy băng giá. Rừng này là cuối cùng và lớn nhất của rừng nguyên sơ hoang dã của Trái đất. Nó trải dài từ mũi xa nhất của vùng Bắc cực thuộc Nga về phía Nam như Mông Cổ và phía đông của Urals đến Thái Bình Dương. Năm triệu dặm vuông của hư vô, dân số của tất cả các thị trấn có lẽ chỉ khoảng vài nghìn người.