+Aa-
    Zalo

    Về làng đông con nhất nhì Tây Nguyên

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - "Cứ đẻ là đẻ cho hết trứng” là câu nói vui của chị A Mon, ở làng Ea Luh, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh (Gia Lai) khi nói về làng đông con nhất nhì ở tỉnh Gia Lai – làng Ea Luh.

    (ĐSPL) - "Cứ đẻ là đẻ cho hết trứng” là câu nói vui của chị A Mon, ở làng Ea Luh, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh (Gia Lai) khi nói về làng đông con nhất nhì ở tỉnh Gia Lai – làng Ea Luh.
    Làng Ea Luh cách trung tâm TP Pleiku (Gia Lai) chưa đầy 20km, gần 100\% là người dân tộc Xê Đăng. Nơi đây, cái nghèo, cái đói gần như bám lấy người dân năm này qua năm khác mà nguyên nhân chính được cho là do sinh đẻ vỡ kế hoạch.
    Tính đến hết tháng 1/2014, làng Ea Luh có 108 hộ gia đình nhưng có tới gần 700 nhân khẩu. Mỗi gia đình trong làng có khoảng 8 đứa con, không ít hộ gia đình còn có tới trên chục đứa con.
    Để hiểu rõ thực hư câu chuyện về ngôi làng “siêu đẻ” này, chúng tôi tìm về nhà anh K’Pă Hon (SN 1974), Trưởng làng Ea Luh. Vừa tới sân nhà, đập vào mắt chúng tôi là 8 đứa nhỏ đang vui đùa bên bà mẹ trẻ. Qua câu chuyện, anh K’Pă Hon cho biết, vợ anh sinh năm 1975, 2 anh chị có 8 người con, cháu lớn 19 tuổi hiện đang đi học nghề còn đứa nhỏ nhất mới hơn 1 tuổi. Nhưng dường như con số 8 vẫn chưa phải là con số cuối cùng vì vợ chồng anh vẫn đang có ý định sinh tiếp.
    “Làng phụ nữ cứ đẻ là đẻ cho hết trứng”
    Mặc dù còn trẻ nhưng vợ chồng anh K’Pă Hon đã có tới 8 đứa con.
    Khi được hỏi vì sao cán bộ của làng mà lại không gương mẫu, anh K’Pă Hon chia sẻ: “Theo luật tục của làng, người dân không ai được dùng các biện pháp tránh thai an toàn. Việc sinh đẻ cũng không được hạn chế, cứ đẻ theo quy luật tự nhiên, sinh được bao nhiêu thì cứ sinh. Mình là người trong làng cũng phải theo cái luật của làng”.
    Từ nhà anh trưởng thôn, chúng tôi đến căn nhà đối diện của gia đình bà Y Set (SN 1965). Đây là hộ gia đình thuộc diện đông con nhất làng với 12 người con. Được biết, mỗi đứa con của bà Y Set ra đời chỉ cách nhau một năm, do điều kiện sinh đẻ không đảm bảo, bà Y Set đã mất đi 3 người con.
    Đa số người Xê Đăng ở đây đều sinh đẻ tự nhiên, nhờ vào bàn tay của những người già trong làng chứ không bao giờ đi viện, do vậy, điều kiện sinh đẻ không được đảm bảo an toàn.
    “Làng phụ nữ cứ đẻ là đẻ cho hết trứng”
    Làng Ea Luh nổi tiếng nhất nhì Tây Nguyên vì sinh đông con.
    Một hộ dân cũng đông con trong làng là gia đình chị A Mon (SN 1974), dù tuổi còn trẻ và gia đình thuộc diện nghèo của xã nhưng đến nay chị đã có đến 11 đứa con. Trên lưng cõng đứa thứ 10 đang bị sốt, tay kia đang đung đưa chiếc võng cho đứa thứ 11 mới sinh, chị A Mon tâm sự: “Nhà đông con, bữa đói bữa no, đứa trên lưng đang đau mà không có tiền mua thuốc". Sinh đẻ không kế hoạch cộng với sự vất vả của cuộc sống đã khiến người phụ nữ ở tuổi tứ tuần như chị A Mon già đi trước tuổi rất nhiều.
    Theo chị A Mon, chị cũng muốn sinh ít con cho đỡ khổ nhưng chồng và nhiều người trong làng không ai đồng ý hết. Đứa này nối tiếp đứa kia, chị không có thời gian mà đi làm kiếm tiền nuôi con. Cả gia đình 14 miệng ăn chỉ trông vào người chồng chuyên đi hái chè thuê cho công ty chè gần nhà. Nhiều bữa ăn, gia đình chị chỉ có cơm, canh rau và mấy con cá khô ăn cùng.
    Chồng chị A Mon năm nay 41 tuổi, trông anh trẻ trung, đầy sức sống, đối nghịch hoàn toàn với vẻ già nua của người vợ đang cõng con, theo sau gần chục đứa khác. “Người trong làng phải theo tục của làng và phải theo đức tin không cho phép dùng biện pháp tránh thai. Cán bộ có cung cấp bao cao su, nhưng mình không dùng. Cứ đà này vợ mình còn sinh nữa”, chồng A Mon chia sẻ.
    “Làng phụ nữ cứ đẻ là đẻ cho hết trứng”
    Những gia đình có trên chục đứa con không phải là chuyện hiếm của làng Ea Luh.
    Theo ông Nguyễn Hoàng Nam, Phó Chủ tịch xã Nghĩa Hưng: “Làng Ea Su là một trong những làng nghèo nhất huyện Chư Păp, gần 100\% là người dân tộc Xê Đăng, do vậy việc tuyên truyền vận động rất khó khăn. Cán bộ kế hoạch hóa gia đình đến từng nhà phát bao cao su, dân nhận thì có nhận, nhưng sau đó lại vứt đi. Các biện pháp tránh thai khác thì không thể áp dụng được với người trong độ tuổi sinh đẻ của làng”.
    Cũng theo ông Nam, mặc dù gia đình nào cũng đông con nhưng được sự quan tâm của chính quyền các cấp nên trẻ em trong làng hầu hết đều được đến trường. Số lượng học sinh của trường làng có thời điểm đông hơn trường chính của xã.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ve-lang-dong-con-nhat-nhi-tay-nguyen-a66428.html
    Làng 'siêu đẻ' Tây Nguyên

    Làng 'siêu đẻ' Tây Nguyên

    Cán bộ dân số xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) cũng thấy đau đầu khi những đứa trẻ chỉ đến tuổi 13 đã bị giục đi lập gia đình nhanh kẻo ế.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Làng 'siêu đẻ' Tây Nguyên

    Làng 'siêu đẻ' Tây Nguyên

    Cán bộ dân số xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) cũng thấy đau đầu khi những đứa trẻ chỉ đến tuổi 13 đã bị giục đi lập gia đình nhanh kẻo ế.