+Aa-
    Zalo

    Vạch kẻ đường nào phân chia hai chiều xe chạy không được lấn làn, đè lên vạch?

    (ĐS&PL) - Vạch kẻ đường nào phân chia hai chiều xe chạy không được lấn làn, đè lên vạch?, là câu hỏi mà nhiều khi khi tham gia giao thông thắc mắc.

    Căn cứ Phụ lục G ban hành kèm theo QCVN 41:2019/BGTVT quy định về vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), xe không được lấn làn, không được đè lên vạch là vạch 1.2 và vạch 1.3

    Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, nét liền:

    Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, nét liền.

    Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, nét liền.

    Vạch 1.3: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đôi, nét liền:

    Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đôi, nét liền

    Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đôi, nét liền

    Ý nghĩa sử dụng của vạch 1.2: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

    Về quy cách:

    - Vạch 1.2 là vạch đơn, liền nét, màu vàng, bề rộng vạch 15 cm. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới và không có dải phân cách giữa.

    - Chỉ được sử dụng vạch 1.2 để phân chia hai chiều xe chạy khi bề rộng làn đường đáp ứng được điều kiện chuyển động của các loại xe có kích thước lớn được phép tham gia giao thông trên tuyến đường đang xét.

    Ý nghĩa sử dụng của vạch 1.3: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

    Về Quy cách:

    - Vạch 1.3 là vạch đôi song song, liền nét, màu vàng, bề rộng nét vẽ b = 15 cm, khoảng cách phía trong hai mép vạch đơn nhỏ nhất là 15 cm; lớn nhất là 50 cm. Nếu khoảng cách hai mép phía trong của các vạch đơn lớn hơn 50 cm thì sử dụng vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo, màu vàng (vạch 4.1).

    - Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

    - Trường hợp các đường có 2 hoặc 3 làn xe cơ giới, không có dải phân cách giữa có thể sử dụng vạch 1.3 ở các vị trí cần thiết để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm, không được lấn làn, không được đè lên vạch. Tác dụng của vạch 1.3 trong trường hợp này tương tự vạch 1.2.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/vach-ke-uong-nao-phan-chia-hai-chieu-xe-chay-khong-uoc-lan-lan-e-len-vach-a485601.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Xe đè vạch liền có bị phạt ?

    Xe đè vạch liền có bị phạt ?

    Không ít tài xế mắc những lỗi đè vạch như đè vạch liền đường hai chiều, đè vạch xương cá, đè vạch liền trên cầu... khi tham gia giao thông.