+Aa-
    Zalo

    Vạch kẻ đường hình con thoi mang ý nghĩa gì?

    (ĐS&PL) - Vạch kẻ đường hình thoi được bố trí cách vạch đi bộ qua đường từ 30m - 50m, đủ xa để tài xế có thể giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ qua đường.

    Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, vạch kẻ đường hình thoi là vạch chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường, với ký hiệu là vạch 7.6.

    Loại vạch này được sử dụng để báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường; đặc biệt đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút nhằm cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.

    Vạch 7.6 sẽ được sơn màu trắng, có dạng hình thoi với độ dài hai đường chéo lần lượt là 2,5m và 1m. Các hình thoi được vẽ cách nhau từ 10m - 20m đảm bảo đủ để người lái xe có thể chú ý quan sát.

    Các vạch kẻ đường hình con thoi được bố trí cách vạch đi bộ qua đường từ 30m - 50m, đủ xa để người lái xe có thể giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ qua đường.

    Vạch kẻ đường hình thoi là vạch chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường, với ký hiệu là vạch 7.6. Ảnh minh họa: VTC News

    Vạch kẻ đường hình thoi là vạch chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường, với ký hiệu là vạch 7.6. Ảnh minh họa: VTC News

    Vạch kẻ đường nói chung là một dạng báo hiệu nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông để nâng cao an toàn và khả năng thông xe.

    Theo quy định tại Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có vạch kẻ đường.

    Như vậy, khi nhìn thấy vạch kẻ đường hình con thoi, người lái xe cần tuân thủ chỉ dẫn của loại biển này. Cụ thể, phải giảm tốc độ, chú ý quan sát bởi phía trước có đường dành riêng cho người đi bộ.

    Nếu có dấu hiệu người đi bộ qua đường trong khu vực vạch dừng, người điều khiển phương tiện còn phải dừng xe để nhường đường cho người đi bộ. 

    Nếu không chú ý quan sát ở những nơi bố trí vạch kẻ đường hình con thoi, người tham gia giao thông rất dễ gây tai nạn đáng tiếc. Khi này, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, ngoài ra còn phải chịu trách nhiệm cho người bị tai nạn do mình gây ra.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/vach-ke-uong-hinh-con-thoi-mang-y-nghia-gi-a465954.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan