+Aa-
    Zalo

    Uỷ ban Tư pháp: Đề nghị làm rõ tranh chấp liên quan đến Dự án khu nhà ở Phố Wall

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐS&PL) TAND TP Hà Nội đã thụ lý vụ án tranh chấp giữa các thành viên tại Công ty TNHH Kim Anh gần hai năm nhưng

    Tại phiên sơ thẩm, tòa tuyên: Buộc ông Nguyễn Lương Thế, Giám đốc, đại diện theo pháp luật của Công ty Kim Anh phải tiến hành các thủ tục thành lập chi nhánh của công ty theo biên bản họp HĐTV ngày 11-1-2013. Tòa công nhận biên bản ngày 11-1-2013 của HĐTV công ty là hợp pháp.

    Mặc dù vậy, tòa lại bác yêu cầu của ông Quân đề nghị buộc ông Thế phải dừng việc tự ý triển khai hoặc mạo danh công ty để triển khai xây thô các căn nhà tại diện tích đất của dự án khi chưa có nghị quyết của HĐTV công ty. Tòa cũng không chấp nhận yêu cầu của ông Quân yêu cầu ông Thế phải chấm dứt việc tự ý ban hành các văn bản nhân danh công ty đối với các vấn đề không thuộc công việc kinh doanh hằng ngày của công ty khi chưa có nghị quyết của HĐTV. Ông Quân không đồng ý với phán quyết này. Theo ông Quân, quyết định của tòa mâu thuẫn nhau. Tòa đã công nhận biên bản ngày 11-1-2013 của HĐTV công ty là hợp pháp. Theo biên bản này thì không được sử dụng con dấu của Công ty Kim Anh để bán nhà đất tại dự án mà phải sử dụng con dấu của chi nhánh công ty. Việc thực hiện dự án phải thông qua chi nhánh công ty chứ không phải công ty hay cá nhân ông Thế. Ông Thế đã cố tình sử dụng con dấu pháp nhân của công ty và đã bán 4 căn nhà cho khách hàng nên ông Quân yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với ông Thế khi nhận thấy có dấu hiệu tẩu tán tài sản nhưng không được tòa chấp nhận.

    Dự án khu nhà ở Phố Wall (quận Cầu Giấy, Hà Nội) - nơi xảy ra tranh chấp trong nội bộ Công ty Kim Anh suốt thời gian dài, dù đã có ý kiến kết luận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

    Luật sư Phạm Văn Phất, Trưởng Văn phòng Luật sư An Phát Phạm, Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Ninh cho rằng, mặc dù không có nghị quyết của HĐTV về các vấn đề ngoài phạm vi thẩm quyền của giám đốc, ông Thế đã nhiều lần tự ý ký ban hành văn bản thay mặt Công ty Kim Anh gửi các cơ quan chức năng gây thiệt hại và đe dọa gây thiệt hại cho các thành viên khác trong công ty là vi phạm Điều 64, Điều 71 Luật Doanh nghiệp năm 2014.

    Tòa không chấp nhận yêu cầu phản tố của ông Thế và yêu cầu độc lập của Công ty Kim Anh và bà Kim Anh về việc yêu cầu tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng góp vốn số 01 và 02 ngày 16-10-2012 vô hiệu.

    Luật sư Nguyễn Thị Kim Thanh, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng: Ông Thế yêu cầu tòa tuyên hợp đồng chuyển nhượng góp vốn giữa ông Quân, ông Thế, bà kim Anh ký ngày 16-10-2012 vô hiệu là không có cơ sở do yêu cầu này đã hết thời hiệu. Bởi, theo quy định của pháp luật thì thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu là hai năm, kể từ ngày giao dịch được xác lập. Luật sư Thanh cũng cho rằng, lẽ ra tòa án phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là cần thiết để tránh việc tài sản của công ty bị tẩu tán, gây thiệt hại cho người khác khi nhiều vấn đề của vụ án chưa được giải quyết. Thế nhưng TAND TP Hà Nội đã có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đó lại hủy bằng quyết định khác. Tại cấp phúc thẩm, một lần nữa ông Quân và các luật sư bảo vệ cho ông Quân tiếp tục đề nghị tòa án cấp phúc thẩm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại khoản 10, Điều 70; Điều 111; Điều 114 và Điều 291 Bộ luật Tố tụng Dân sự để bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, bảo đảm cho việc giải quyết và thi hành án.

    Vụ án còn nhiều điểm cần làm rõ

    Cũng tại bản án sơ thẩm, tòa đã tuyên tách yêu cầu bồi thường thiệt hại của nguyên đơn là ông Quân đối với bị đơn là ông Thế để giải quyết bằng vụ án khác khi đương sự có yêu cầu và tuyên trả lại nguyên đơn tiền tạm ứng án phí đã nộp. Luật sư Thanh cho rằng việc này không phù hợp với việc giải quyết vụ kiện, kéo dài thời gian giải quyết vụ kiện, dự án không thể thực hiện khiến nguyên đơn chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế. Điều này cũng đồng nghĩa ông Quân phải khởi kiện bằng vụ án khác, phải nộp dự phí án phí và đợi tòa án thụ lý lại từ đầu. Đây là vấn đề cần xem xét lại tại cấp phúc thẩm.

    Để bảo đảm khách quan trong giai đoạn xét xử phúc thẩm, các luật sư bảo vệ quyền lợi và tư vấn cho ông Quân thuộc 9 tổ chức hành nghề khác nhau đã cùng có đơn kiến nghị Quốc hội thực hiện chức năng giám sát đối với việc xét xử phúc thẩm vụ án này. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng vừa có Văn bản số 1996/UBTP14 ngày 19-6-2019 gửi Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội đề nghị xử lý đơn khiếu nại của ông Đoàn Văn Vinh, người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trong vụ án.

    TAND Cấp cao tại Hà Nội có thông báo đã thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm từ ngày 24-4-2019, nhưng đã qua hai tháng mà các kiến nghị của ông Đoàn Văn Vinh vẫn chưa được phản hồi.

    Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị làm rõ vụ việc

    Do nhận thấy có nhiều dấu hiệu bất thường, vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, 10 luật sư thuộc đoàn Luật sư TP.Hà Nội và 1 luật sư thuộc đoàn Luật sư tỉnh Quảng Ninh (là các luật sư bảo vệ quyền lợi, tư vấn cho ông Đoàn Minh Quân, nguyên đơn trong vụ án kinh doanh thương mại số 03/2017/TLST-KDTM ngày 09/01/2017 và sau khi nhập vụ án là số 38/2017/TLST-KDTM ngày 17/10/2017 của TAND TP.Hà Nội) đã ký đơn kiến nghị tới Chủ tịch Quốc hội và Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội xem xét đưa vụ án vào danh sách cần được giám sát về quá trình giải quyết vụ án.

    Nhiều điểm cần được làm rõ

    Đơn kiến nghị của ông Đoàn Văn Vinh gửi các cơ quan chức năng.

    Các luật sư đề nghị giám sát trong việc: Giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của ông Đoàn Minh Quân trong giai đoạn xét xử phúc thẩm; giải quyết các yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn Đoàn Minh Quân, trong đó có yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với các yêu cầu phản tố của ông Nguyễn Lương Thế,…

    Các luật sư khẳng định, việc Quốc hội giám sát về thi hành pháp luật để việc xét xử phúc thẩm được khách quan, nhanh chóng và theo đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ông Đoàn Minh Quân - thành viên sở hữu 50% vốn điều lệ của Công ty Kim Anh.

    Tin nhanh - Vụ tranh chấp thành viên công ty TNHH Kim Anh: Kiến nghị Quốc hội đưa vụ án vào danh sách cần được giám sát

    Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cho biết đã nhận được đơn của ông Đoàn Văn Vinh (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) cho rằng, Bản án sơ thẩm số 07/2019/KDTM-ST của TAND Thành phố Hà Nội về việc tách vụ án đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại của ông Đoàn Minh Quân (con trai ông Vinh) với bị đơn là ông Nguyễn Lương Thế (Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Kim Anh) để giải quyết bằng một vụ án khác là không đúng quy định của pháp luật, có thể dẫn đến kéo dài việc giải quyết vụ án, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.

    Đồng thời, ông Đoàn Văn Vinh cũng cho rằng, quyết định của Bản án sơ thẩm số 07/2019 về việc không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn đề nghị buộc ông Nguyễn Lương Thế phải chấm dứt việc tự ý ban hành các văn bản nhân danh Công ty Kim Anh đối với các vấn đề không thuộc công việc kinh doanh của công ty khi chưa có nghị quyết của Hội đồng thành viên công ty là chưa phù hợp với Biên bản họp Hội đồng thành viên ngày 10/01/2013 về việc thành lập Chi nhánh của Công ty Kim Anh để thực hiện Dự án khu nhà phố Wall.

    Chính vì thế, Uỷ ban Tư pháp đã đề nghị Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội và Viện trưởng VKSND Cấp cao tại Hà Nội xem xét, giải quyết đơn phản ánh của ông Đoàn Văn Vinh theo đúng quy định pháp luật.

    Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị làm rõ vụ tranh chấp kinh doanh thương mại ở Hà Nội - 2

    Văn bản của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vụ việc.

    Nguyên đơn là ông Đoàn Minh Quân, trú tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ (Hà Nội); bị đơn là ông Nguyễn Lương Thế, trú tại số 132 Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa (Hà Nội), Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) kiêm Giám đốc Công ty Kim Anh.

    Tại các đơn khởi kiện của ông Quân (do ông Đoàn Văn Vinh là bố đẻ-đại diện theo ủy quyền của ông Quân) và các tài liệu thể hiện vụ án được tóm tắt như sau: Năm 2008, Công ty Kim Anh trúng đấu giá quyền sử dụng đất tại khu đô thị mới Cầu Giấy (Hà Nội) với diện tích 4.944,4m2. Ngày 2-3-2012, UBND TP Hà Nội cho phép Công ty Kim Anh chuyển mục đích sử dụng để xây dựng khu nhà ở phố Wall. Ngày 16-10-2012, bà Nguyễn Kim Anh và ông Quân ký Hợp đồng số 01/HĐCN-KA. Theo đó, bà Kim Anh chuyển nhượng phần vốn góp 45 tỷ đồng chiếm 45% vốn điều lệ cho ông Quân. Cùng ngày, ông Thế và ông Quân ký Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 02/HĐCN-KA, ông Thế chuyển nhượng cho ông Quân phần vốn góp 5 tỷ đồng, chiếm 5% vốn điều lệ. Các bên có giấy xác nhận về việc hoàn tất thủ tục chuyển nhượng và biên bản thanh lý hợp đồng. Công ty Kim Anh thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 5 ngày 31-10-2012, có vốn điều lệ 100 tỷ đồng với 3 thành viên góp vốn, gồm: Ông Quân góp 50 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 50% vốn điều lệ; ông Thế góp 45 tỷ đồng, chiếm 45% vốn điều lệ; bà Kim Anh góp 5 tỷ đồng, chiếm 5% vốn điều lệ.

    Nhiều điểm cần được làm rõ

    Đơn kiến nghị của ông Đoàn Văn Vinh gửi các cơ quan chức năng.

    Ngày 11-1-2013, HĐTV công ty đã họp và thống nhất: Để bảo đảm tính độc lập và thống nhất việc thực hiện dự án khu nhà ở phố Wall với các hoạt động kinh doanh hằng ngày khác của công ty, thống nhất thành lập chi nhánh của Công ty Kim Anh để thực hiện dự án. Công ty Kim Anh ủy quyền toàn bộ 100% việc thực hiện dự án cho chi nhánh. Tuy nhiên, cho đến nay, ông Thế với tư cách là Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc công ty đã không triển khai nghị quyết nêu trên. Ông Quân cho biết, ông Thế đã tự ý triển khai xây dựng và hoàn thiện 17 căn nhà trong khu vực dự án, đã tự ý bán 4 căn trong đó.

    Khởi nguồn từ việc ông Thế đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh hủy đăng ký thay đổi lần 5 của Công ty Kim Anh do chính ông Thế lập trước đó với mục đích đẩy ông Quân ra khỏi công ty. Ngày 1-11-2017, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 12906/VPCP-V.I gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, nội dung: “Căn cứ kết quả kiểm tra của Bộ KH&ĐT tại Văn bản số 8624/BKHĐT-ĐKKD, Sở KH&ĐT TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 5 cho Công ty Kim Anh ngày 31-10-2012 là đúng quy định của Luật Doanh nghiệp. Chủ tịch UBND TP Hà Nội có văn bản trả lời ông Đoàn Minh Quân và ông Nguyễn Lương Thế”. Căn cứ kết luận này, Sở KH&ĐT TP Hà Nội đã ra văn bản trả lời: “...Việc ông Nguyễn Lương Thế tiếp tục kiến nghị phải thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 5 của Công ty Kim Anh là không có cơ sở pháp luật”.

    PV/ Sức Khỏe 365

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/uy-ban-tu-phap-de-nghi-lam-ro-tranh-chap-lien-quan-den-du-an-khu-nha-o-pho-wall-a282493.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.