+Aa-
    Zalo

    Ủy ban ATGT Quốc gia lên tiếng về xử phạt đèn vàng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Về việc xử phạt đèn vàng, ông Khuất Việt Hùng cho rằng, việc xử phạt đèn vàng đã quy định từ năm 2010, và đến nay Nghị định 46/2016 không có gì thay đổi.

    Theo Nghị định 46/2016 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/8 nâng mức phạt tối đa khi vượt đèn vàng lên tới 2 triệu đồng. Về việc xử phạt đèn vàng, ông Khuất Việt Hùng – Phó chủ tịch thường trực Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia cho rằng, việc xử phạt đèn vàng đã quy định từ năm 2010, và đến nay Nghị định 46/2016 không có gì thay đổi.

    Trao đổi với PV, ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia viện dẫn: Theo Điều 10, Luật Giao thông Đường bộ 2008, tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau: 1. Tín hiệu xanh là được đi; 2. Tín hiệu đỏ là cấm đi; 3. Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường".

    Ông Hùng cho rằng: Nghị định 34/2010, quy định phạt đèn vàng đã tiến hành từ năm 2010 chứ đâu phải bây giờ mới phạt. Năm 2010 xử phạt vượt đèn vàng từ 300.000 - 400.000 đồng.

    Ông Hùng khẳng định văn phong Nghị định 46/2016 giống hệt Nghị định 34/2010. Ông Hùng quả quyết “từ xưa tới giờ vẫn xử phạt đèn vàng ngang với đèn đỏ". Về việc này ông Hùng trích dẫn Nghị định 34/2010 và Nghị định 171/2013, cho rằng chưa bao giờ là phạt không giống nhau giữa đèn vàng và đèn đỏ cả.

    Ông Khuất Việt Hùng cho rằng xử phạt đèn vàng phù hợp với luật quốc tế. 

    Đề cập đến mức xử phạt năm 2008 có quy định khác nhau giữa đèn vàng và đèn đỏ, ông Hùng cho rằng, mức phạt là do Chính phủ quy định chứ không phải Luật Giao thông quy định.

    Ông Hùng khẳng định: Năm 2008 trước khi ban hành Luật Giao thông Đường bộ đã tham khảo luật quốc tế rồi. Hiện nay, nếu có điều khoản gì bất cập thì phải sửa luật, về nghị định thì phải thực hiện theo luật.

    Hiện nay có nhiều quy định như: Khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, không được sử dụng điện thoại, phạt người đi không đúng phần đường… rất nhiều chế tài nhưng chưa triển khai, chưa ai bị phạt, ông Hùng nói.

    Ông Hùng cho biết: Điều 8, Nghị định 34/201/NĐ-CP đã quy định: “Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông".

    Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP đã quy định: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng."

    Điều 5, Nghị định 46/2016, hiệu lực từ 1/8/2016 quy định như sau: Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”.

    Các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy từ 300.000- 400.000 đồng; Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng từ 400.000- 600.000 đồng; Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác từ 60.000- 80.000 đồng.

    Minh Đức
    Nguồn: Tiền Phong

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/uy-ban-atgt-quoc-gia-len-tieng-ve-xu-phat-den-vang-a142127.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan