+Aa-
    Zalo

    Uống rượu bia liên hoan 30/4-1/5, dắt xe máy từ quán nhậu về nhà có bị xử phạt không?

    (ĐS&PL) - Nhiều người thắc mắc, khi nhậu xong, dắt xe máy từ quán nhậu về nhà thì có bị CSGT kiểm tra nồng độ cồn và xử phạt hay không?

    Luật sư Nguyễn Đức Toàn - Công ty luật Vimax Asia, đoàn Luật sư TP.Hà Nội phân tích, theo quy định của Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 thì mọi đối tượng khi sử dụng rượu, bia không được phép lái xe, kể cả xe đạp, nếu sử dụng sẽ bị xử phạt.

    Tuy nhiên, nếu uống rượu bia xong không điều khiển xe về mà dắt bộ từ quán nhậu về thì sẽ không bị xử phạt.

    Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, chỉ xử phạt đối với người đang điều khiển phương tiện.

    uong ruou bia lien hoan 304 15 dat xe may tu quan nhau ve nha co bi xu phat khong
    Sau khi sử dụng rượu bia, dắt bộ xe máy sẽ không bị xử phạt. (Hình minh họa: VOV)

    Nếu dắt bộ xe mà không không ngồi lên xe để điều khiển thì cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ không có căn cứ để xử phạt. Do đó, nếu thuộc trường này thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Trường hợp, nếu người điều khiển xe máy khi uống rượu bia gặp CSGT, sau đó xuống xe dắt bộ nhằm thực hiện hành vi đối phó với lực lượng chức năng thì có thể bị xử lý.

    Nếu CSGT có căn cứ chứng minh rằng trước đó người uống rượu bia điều khiển xe hoặc có camera ghi hình trước đó người uống rượu bia điều khiển xe, tới gần chốt của CSGT mới xuống dắt xe thì việc CSGT kiểm tra đo nồng độ cồn, xử phạt vi phạm là đúng với quy định.

    Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy, kể cả xe máy điện sau khi sử dụng rượu bia sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở được quy định tại Điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

    Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Được quy định tại Điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

    Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Được quy định tại Điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

    Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn và tạm giữ phương tiện vi phạm.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/uong-ruou-bia-lien-hoan-304-15-dat-xe-may-tu-quan-nhau-ve-nha-co-bi-xu-phat-khong-a572862.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan