Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh và giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh của CTCP Chứng khoán BOS số 549/QĐ-UBCK ngày 13/5/2024.
Theo đó, UBCKNN thu hồi giấy chứng nhận số 40/GCN-UBCK ngày 19/9/2019 của Chủ tịch UBCKNN cấp cho CTCP Chứng khoán BOS về việc đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh, giấy chứng nhận số 41/GCN-UBCK ngày 19/9/2019 của Chủ tịch UBCKNN cấp cho CTCP Chứng khoán BOS về việc đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
Trước đó, hồi tháng 2, UBCKNN đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Chứng khoán BOS với số tiền phạt là 1,08 tỷ đồng.
Cụ thể, doanh nghiệp này bị phạt 137,5 triệu đồng do vi phạm về nhận lệnh và thực hiện lệnh giao dịch khi khách hàng không đủ tiền trong tài khoản tại thời điểm mua.
Cùng với đó, Chứng khoán BOS cũng vi phạm phạm quy định khi cho một số khách hàng vay tiền để thanh toán lệnh mua tại ngày thực hiện thanh toán bù trừ. Đối với hành vi này, doanh nghiệp bị xử phạt 187,5 triệu đồng.
Công ty còn bị phạt tiền 92,5 triệu đồng do không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động của công ty chứng khoán, bao gồm bằng chứng chứng minh đặt lệnh của một số khách hàng; phạt tiền 275 triệu đồng với hành vi cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán khi chưa được UBCKNN chấp thuận bằng văn bản; phạt tiền 137,5 triệu đồng do vi phạm quy định về hạn chế giao dịch ký quỹ.
UBCKNN cho hay, Chứng khoán BOS mở tài khoản giao dịch ký quỹ và thực hiện giải ngân cho vay giao dịch ký quỹ cho người có liên quan với người nội bộ của công ty.
Công ty còn phạt tiền 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật, phạt tiền 65 triệu đồng với hành vi công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật, phạt tiền 92,5 triệu đồng do không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo theo quy định pháp luật