Tỷ giá USD hôm nay 26/7/2024 trong nước
Tỷ giá trung tâm VND/USD hôm nay (26/7) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố điều chỉnh mức 24.265 VND/USD, tăng 1 đồng so với phiên giao dịch ngày 25/7.
Hiện tỷ giá được phép giao dịch của các ngân hàng thương mại (NHTM) dao động từ 23.400 – 25.450 VND/USD. Tỷ giá đồng Đô la Mỹ cũng đã được Sở giao dịch NHNN đưa về phạm vi mua bán từ 23.400 đến 25.450 VND/USD.
Tỷ giá USD ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ và giá đô trong nước vào sáng nay ghi nhận hàng loạt động thái điều chỉnh giảm tại các ngân hàng. Cụ thể, Vietcombank có mức mua vào là 25.090 và mức bán ra là 25.460, giảm 57 đồng ở chiều mua và giảm 17 đồng ở chiều bán so với phiên giao dịch ngày 25/7. Giá mua và bán USD hiện tại nằm trong khoảng từ 24.000 - 25.500 VND/USD.
Tỷ giá USD hôm nay 26/7/2024 thế giới
Đồng USD giảm nhẹ trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm.
Đồng USD cũng bị suy yếu khi thị trường tuần này tăng đặt cược vào khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới, trong khi hiện tại thị trường đang kỳ vọng 100% khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp diễn ra vào ngày 17 và 18/9, tăng từ mức 97% vào đầu tuần.
Đồng USD ban đầu giảm mạnh trong phiên, sau đó phục hồi nhẹ nhờ các báo cáo kinh tế của Mỹ được công bố vào ngày 25/7, phần lớn đều mạnh hơn dự kiến.
Tỷ giá EUR/USD tăng nhẹ 0,07% do đồng USD suy yếu. Tuy nhiên, đồng EUR đã bị suy yếu do tỷ lệ đặt cược của thị trường vào việc ECB cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 9, tăng từ mức 75% vào đầu tuần, lên mức hiện tại là 88%.
Thị trường đang loại trừ khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản, xuống 88% tại cuộc họp ngày 12/9.
Trong khi đó, đồng yên Nhật giảm nhẹ 0,08%. Đồng yên tiếp tục được hỗ trợ khi thị trường tăng đặt cược vào việc BOJ sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp tuần tới, từ mức 38% vào đầu tuần, lên mức hiện tại là 69%. Tuần này, Tổng thư ký đảng Dân chủ tự do cầm quyền (LDP) Motegi đã kêu gọi tăng lãi suất để chống lại sự suy yếu của đồng yên, thể hiện sự ủng hộ về mặt chính trị đối với việc tăng lãi suất giúp đồng yên phục hồi trở lại.