+Aa-
    Zalo

    Tỷ giá USD được dự báo chạm mốc 24.500 đồng

    (ĐS&PL) - Chuyên gia nhận định tỷ giá USD sẽ biến động mạnh hơn trong nửa cuối năm 2023, có thể tăng lên mốc 24.500 đồng.

    Trên thị trường thế giới, giá đồng USD tăng so với các loại tiền tệ trong rổ tiền tệ. Trong khi đó, ở Việt Nam, hiện tại chênh lệch lãi suất USD - VND trên thị trường liên ngân hàng đang ở mức cao kỷ lục, cao nhất là 4,4 điểm % đối với lãi suất qua đêm và thấp nhất là 0,6 điểm % đối với lãi suất kỳ hạn 3 tháng. Tại các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên, lãi suất VND cao hơn khoảng 0,3 - 1,4 điểm % so với lãi suất USD.'

    ty gia usd duoc du bao cham moc 24 500 dong
    Tỷ giá USD được dự báo chạm mốc 24.500 đồng.

    Theo đánh giá của các chuyên gia, chênh lệch lãi suất nới rộng sẽ kích thích hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất, và tạo nên áp lực mất giá tiền đồng.

    Báo Lao động dẫn lời bà Nguyễn Thị Phương Lam, Trưởng Phòng phân tích của FIDT dự báo: "Trong 3 - 6 tháng tới, chúng tôi nhận thấy có một số tiền đề có thể tăng thêm áp lực mất giá tiền đồng”.

    Lý giải về quan điểm này, bà Nguyễn Thị Phương Lam cho biết, thứ nhất, triển vọng đồng USD nửa cuối năm 2023 được dự báo tích cực. Kỳ vọng chung là đồng tiền này sẽ neo ở mức cao nhờ lãi suất hấp dẫn và vai trò nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh kinh tế thế giới lao đao.

    Thứ 2, đồng NDT của Trung Quốc đã mất giá khoảng 5,2% trong nửa đầu năm 2023. Đây là mức giảm đáng kể so với mức mất giá khoảng 8,5% trong năm 2022. Sự phục hồi tăng trưởng sau mở cửa của Trung Quốc gây thất vọng và chính sách nới lỏng tiền tệ tiếp diễn trong nửa sau của năm nay đưa đến kỳ vọng đồng NDT sẽ còn mất giá thêm trong năm 2023. Với mức tương quan mạnh giữa đồng VND và đồng NDT, chuyên gia cho rằng diễn biến “đứng yên” nửa đầu năm khó có thể duy trì được lâu.

    Cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất điều 4 lần trong nửa đầu năm 2023, đứng về mục tiêu tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế chưa cải thiện nhiều trong quý III cũng là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước cân đối giảm tiếp lãi suất điều hành.

    Từ những căn cứ nêu trên, bà Lam nhận định tỷ giá USD/VND có thể đạt mốc 24.500, thậm chí còn có thể tăng vượt mức này nếu đồng USD tăng tốc mạnh. Tuy nhiên, áp lực có thể không mạnh bằng năm trước do năm nay Việt Nam sẽ ghi nhận thặng dư thương mại cao kỷ lục, lạm phát trong xu hướng giảm và dự trữ ngoại hối đang được tích luỹ trở lại.

    Tương tự, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng cho rằng, chênh lệch lãi suất nới rộng hiển nhiên sẽ kích thích hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất và tạo nên áp lực mất giá tiền đồng. Trong 3-6 tháng tới, nhóm phân tích nhận thấy có một số tiền đề có thể tăng thêm áp lực mất giá tiền đồng.

    "Mức xem xét tiếp theo đối với tỷ giá USD/VND là 24.500. Tỷ giá USD/VND có thể tăng vượt mức này nếu đồng USD tăng tốc mạnh nhưng áp lực có thể không mạnh bằng năm trước do Việt Nam năm nay sẽ ghi nhận thặng dư thương mại cao kỷ lục, lạm phát trong xu hướng giảm và dự trữ ngoại hối đang được tích luỹ trở lại", VDSC đánh giá.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ty-gia-usd-duoc-du-bao-cham-moc-24-500-dong-a582115.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vì sao tỷ giá USD tăng lên gần 24.000 đồng?

    Vì sao tỷ giá USD tăng lên gần 24.000 đồng?

    Nhiều ngân hàng nâng mạnh tỷ giá USD, đơn cử như ngày 6/7, Vietcombank niêm yết giá mua - bán USD ở mức gần 24.000 đồng/USD, tăng mạnh 50 đồng/USD cả chiều mua và chiều bán so với mức niêm yết trước.