+Aa-
    Zalo

    Tướng Mỹ thừa nhận "bất lực" trước tên lửa siêu thanh mới của Nga-Trung

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một chỉ huy cấp cao của Mỹ đã phải cay đắng thừa nhận hiện tại chưa có khí tài hạt nhân nào có thể phòng thủ trước tên lửa siêu thanh mới của Nga và Trung Quốc.

    Một chỉ huy cấp cao của Mỹ đã phải cay đắng thừa nhận hiện tại chưa có khí tài hạt nhân nào có thể phòng thủ trước tên lửa siêu thanh mới của Nga và Trung Quốc.

    Tướng Không quân John Hyten, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ (STRATCOM), ngày 20/3 cho biết Nga và Trung Quốc đang “quyết liệt” phát triển vũ khí siêu thanh, cụ thể là tên lửa hạt nhân bay với tốc độ cao.

    Được hỏi về năng lực phòng thủ của Mỹ, tướng Hyten thừa nhận Washington không có cách nào chống đỡ được loại vũ khí uy lực này.

    “Chúng ta không có bất kỳ một hệ thống phòng thủ nào có thể đánh chặn được loại vũ khí siêu thanh như vậy. Chúng ta chỉ có thể tăng cường năng lực răn đe, đảm bảo rằng đối phương cũng sẽ hứng chịu tổn thất tương xứng”, ông Hyten tuyên bố.

    Tướng Không quân John Hyten, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ (Ảnh: Bloomberg)

    Tuyên bố của ông Hyten được đưa ra trong bối cảnh Nga và Trung Quốc dẫn đầu trong chiến lược phát triển tên lửa siêu thanh.

    Khi được yêu cầu giải thích cụ thể về vũ khí siêu thanh, ông John Hyten cho biết: “Vũ khí siêu thanh là một hệ thống bắt nguồn từ hệ thống đạn đạo, vì vậy nó giống như tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động nó sẽ nhanh chóng giảm quỹ đạo và bay giống tên lửa hành trình hoặc máy bay. Nó hoạt động ở quỹ đạo thấp của không gian và có thể thay đổi độ cao bất kỳ”.

    Theo các chuyên gia quân sự, vũ khí siêu thanh có thể bay nhanh gấp nhiều lần tốc độ âm thanh, được thiết kế để đánh bại hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có. Vũ khí này có thể tùy chỉnh hướng bay và không theo quỹ đạo nhất định như tên lửa thông thường, khiến chúng trở nên khó theo dõi và đánh chặn. Chẳng hạn, đầu đạn siêu thanh và tên lửa hành trình siêu thanh có thể di chuyển với tốc độ Mach 5 (6.000km/h) hoặc 547km mỗi 6 phút, rất cơ động và tránh được hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tấn công trúng mục tiêu chỉ vài phút sau khi phát hiện mục tiêu.

    Tập đoàn nghiên cứu RAND (Mỹ) dự đoán, loại vũ khí này sẽ được triển khai trên chiến trường trong 10 năm tới. Vào thời điểm đó, biện pháp đối phó với các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa hạt nhân sẽ không dừng lại ở việc đánh chặn mà xa hơn dẫn tới sự phá hủy toàn bộ hệ thống tên lửa.

    Hồi đầu tháng, trong bài phát biểu 2 giờ đồng hồ gửi tới toàn thể người dân Nga, Tổng thống Putin công bố nhiều vũ khí hiện đại mới. Trong số đó phải kể đến một tên lửa siêu thanh liên lục địa mang đầu đạn Avangard, có thể nhắm bắn mục tiêu với tốc độ nhanh gấp 20 lần tốc độ âm thanh, và sẽ tấn công "tựa một quả cầu lửa ".

    Kiều Trang (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuong-my-thua-nhan-bat-luc-truoc-ten-lua-sieu-thanh-moi-cua-nga-trung-a223700.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan