+Aa-
    Zalo

    "Tướng bà" 11 tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt tại hội Gióng ở Hà Nội

    (ĐS&PL) - Năm nay, “nữ tướng” được thôn Yên Tàng, xã Bắc Phú lựa chọn có tên Nguyễn Thị Huyền Trang (11 tuổi). Trang hiện đang học lớp 6, trong nhiều năm học đã qua, Trang luôn là con ngoan trò giỏi, được thầy cô giáo và bạn bè quý mến…

    Là một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt, Thánh Gióng gắn liền với truyền thuyết cậu bé làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước.

    Để tưởng nhớ, ca ngợi người anh hùng huyền thoại Thánh Gióng, Lễ hội Gióng Đền Sóc là lễ hội truyền thống được tổ chức từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm. Năm 2010, Lễ hội Gióng ở Đền Sóc được (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

    z4064631672085c961cb725a7d090a09b239fc02f3675b

    Sáng 27/1 (Mùng 6 Tết), lễ hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) diễn ra đã thu hút hàng nghìn du khách thập phương tham dự.

    z4064632104383a007ffa69085398826f4bea76633f4bc

    Điểm nhấn của lễ hội là màn rước kiệu “tướng bà” từ đình làng Yên Tàng (xã Bắc Phú). Đây cũng là nghi thức nhận được sự quan tâm đặc biệt.

    z40646318963430415fe356dfbf8ecad5e3e0d6132ba48

    Năm nay, “nữ tướng” được thôn Yên Tàng, xã Bắc Phú lựa chọn có tên Nguyễn Thị Huyền Trang (11 tuổi). Trang hiện đang học lớp 6, trong nhiều năm học đã qua, Trang luôn là con ngoan trò giỏi, được thầy cô giáo và bạn bè quý mến…

    z406463190990866f2bbbd52b0c75af4a6b12592cc9c07

    Hết phần lễ, "Nữ tướng" được đưa ra để trở về gia đình. Lúc này Lúc này "Tướng bà" vẫn được bảo vệ nghiêm ngặt để tránh nguy cơ bị bắt cóc lấy lộc bất cứ lúc nào. Công tác bảo vệ được chuẩn bị kỹ lưỡng bởi đã có những năm, các cô bé đóng vai "Nữ tướng" bị đoàn khác bắt cóc đi mất, sau đó gia đình phải "chuộc" với số tiền lớn.

    z4064632527056003a0b640f0f86c326e5174caaaf5fa5

    Năm 2023, lễ hội Gióng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Sóc sẽ được Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn tổ chức trong 3 ngày, từ 27-29/1 (tức ngày 6-8 tháng Giêng năm Quý Mão)

    z40646323759471ca3fd32389cb28c5c1e7556ddb1c62a

    Điểm nổi bật khác biệt trong mùa lễ hội Gióng 2023 sẽ tập trung vào phần hội với nhiều nét mới. Theo đó, các trò chơi dân gian tiếp tục được Ban tổ chức lễ hội duy trì như: Đi cà kheo, đi cầu thăng bằng, đập niêu đất, hội thi nấu cơm…

    z40646317682952a49dca859d0214666492ec17cd7ac6d

    Lễ hội đền Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất của TP Hà Nội và cả nước, đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2010.

    z406463252317619ed507bf76078be4581068700f5b7bc
    Các điểm ra vào tại đền Gióng đông nghẹt người trong ngày khai hội.

    Hiếu Nguyễn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuong-ba-11-tuoi-duoc-bao-ve-nghiem-ngat-tai-hoi-giong-o-ha-noi-a564333.html
    Độc đáo Lễ hội Mừng cơm mới của người Bru Vân Kiều

    Độc đáo Lễ hội Mừng cơm mới của người Bru Vân Kiều

    Lễ hội Mừng cơm mới là nghi lễ được tiến hành khi kết thúc một chu kỳ sản xuất để bước vào một vụ mùa mới. Người Bru – Vân Kiều cúng tạ ơn các thần linh đã phù hộ cho họ có một vụ mùa tươi tốt, đồng thời cầu xin thần lúa và các bị thần sống, thần núi cho họ mùa lúa mới “mưa thuận gió hòa”.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Độc đáo Lễ hội Mừng cơm mới của người Bru Vân Kiều

    Độc đáo Lễ hội Mừng cơm mới của người Bru Vân Kiều

    Lễ hội Mừng cơm mới là nghi lễ được tiến hành khi kết thúc một chu kỳ sản xuất để bước vào một vụ mùa mới. Người Bru – Vân Kiều cúng tạ ơn các thần linh đã phù hộ cho họ có một vụ mùa tươi tốt, đồng thời cầu xin thần lúa và các bị thần sống, thần núi cho họ mùa lúa mới “mưa thuận gió hòa”.