+Aa-
    Zalo

    Tuổi dậy thì: “Bí kíp” sạch mụn trứng cá

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mụn là vấn đề muôn thuở ở lứa tuổi teen. Xử lý “êm đẹp” mụn và trả lại làn da mịn màng luôn là ao ước của nhiều bạn trẻ.

    Mụn là vấn đề muôn thuở ở lứa tuổi teen. Xử lý “êm đẹp” mụn và trả lại làn da mịn màng luôn là ao ước của nhiều bạn trẻ. Song, không phải ai cũng biết cách trị mụn an toàn, khoa học và hiệu quả.
    Ảnh minh họa
    Khi vào tuổi dậy thì, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến các tuyến bã hoạt động quá mức, từ đó sản sinh ra lượng lớn chất nhờn để bảo vệ da. Nhưng khi chất nhờn trộn lẫn với tế bào da chết cùng bụi bẩn sẽ làm bít lỗ chân lông khiến chất cặn bã không thoát được ra ngoài. Lúc này, làn da sẽ bị các loại vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm và mụn trứng cá xuất hiện.
    Mụn trứng cá về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, song lại làm cho người bệnh mặc cảm vì làn da sần sùi, xấu xí. Chia sẻ về vấn đề này, Lê Thị Phượng (24 tuổi, TP.HCM) nói: “Tôi bị mụn từ lúc học lớp 10, nhiều kinh khủng, tập trung ở 2 bên má, cằm và xung quanh miệng, đa phần là mụn mủ, đau, sưng đỏ. Đặc biệt, khi tới ngày có kinh, mặt tôi càng nổi nhiều mụn hơn. Lúc đó, tôi rất ít đi chơi và không dám trang điểm”.
    Nhiều bạn có quan niệm, mụn ở tuổi dậy thì là bình thường, không cần điều trị vì sẽ tự hết. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác. Khoảng 70\% mụn trứng cá ở lứa tuổi dậy thì bắt nguồn từ nguyên nhân thay đổi nội tiết tố. Về lý thuyết, khi trưởng thành, nội tiết ổn định thì sẽ hết mụn. Nhưng trên thực tế, số người không cần làm gì mà mụn vẫn tự khỏi chỉ xấp xỉ 10\%. Số còn lại phải đối mặt với tình trạng mụn lây lan, bùng phát, viêm nhiễm cùng nguy cơ nang lông bị tàn phá, lỗ chân lông phình to, da bị sẹo, thâm,… Vì thế, điều trị mụn sớm không chỉ tránh được thâm, sẹo mà còn giúp duy trì một làn da khỏe mạnh từ bên trong.
    Cạy, nặn mụn trứng cá vô tình sẽ làm cho mụn trầm trọng hơn (Ảnh minh họa)
    Một trong các phương pháp điều trị mụn thông dụng là đốt laser CO2. Sau đó, dùng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bài tiết chất bã… Tuy nhiên, các phương pháp này gây những lo lắng về kích ứng da hay tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, cần phải có biện pháp kiểm soát và tác động tổng thể tới nguyên nhân gây mụn, xử lý tận gốc, ngăn chặn tái phát.
    Hiện nay, để điều trị mụn trứng cá, nhiều bác sĩ và các bạn trẻ đã tin tưởng sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ lên da và cơ quan nội tạng. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là kem thảo dược bôi ngoài da Azacné. Sản phẩm có thành phần chính là neem (còn gọi là xoan Ấn Độ, sầu đâu) với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn gây mụn,… kết hợp cùng các dược liệu có tác dụng nhanh liền sẹo, thu nhỏ ổ loét như: lô hội, sài đất, ba chạc, hoàng liên. Azacné giúp điều trị các loại mụn dạng viêm như mụn mủ, mụn nang, đinh râu, chốc, lở… và dạng không viêm như mụn trứng cá đầu đen, đầu trắng ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Sản phẩm còn giúp làm mờ sẹo, giảm thâm nám, không gây tác dụng phụ, phòng ngừa mụn tái phát.
    Năm 2014, Azacné đã vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn.
    Với trường hợp của chị Phượng: “Dùng Azacné khoảng 1 tháng, tôi thấy mụn lặn luôn”- chị vui mừng cho biết. Điều thú vị nhất mà chị Phượng tâm đắc là nhờ có kem Azacné, bây giờ ngay cả những ngày “đèn đỏ”, chị cũng không phải lo ngại nữa. Nếu một vài nốt mụn mọc lên thì chị bôi một chút kem Azacné là mụn xẹp ngay. Bây giờ, chị rất tự tin khi đi ra ngoài.
    Bên cạnh sử dụng Azacné, người bệnh cần tránh thức khuya, nên ăn nhiều rau quả mát, uống từ 2 – 2,5 lít nước lọc/ngày, vệ sinh da sạch, không tự ý lấy tay nặn mụn…

    Bí quyết chăm sóc da mụn

    Nên: Rửa tay sạch trước khi chăm sóc da mặt; giặt sạch khăn mặt, chăn gối để diệt vi khuẩn; bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và bụi bẩn; ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng; ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước mỗi ngày.

    Không nên: Nặn mụn hoặc chà xát mạnh khi rửa mặt; dùng mỹ phẩm khi da nhờn, nổi mụn; ăn thức ăn cay, nóng, dầu mỡ; dùng quá nhiều thuốc trị mụn cùng một lúc.

    Các bước chăm sóc da mụn:

    Bước 1: Làm sạch da:

    Rửa mặt hai lần một ngày (sáng, tối) với nước ấm và loại sữa rửa mặt phù hợp dành cho da mụn.

    Rửa mặt sạch lại với nước, lau khô bằng khăn mềm.

    Bước 2: Làm se khít lỗ chân lông:

    Dùng dung dịch làm săn da (nước hoa hồng) 2 lần/ngày, ngay sau bước làm sạch da.

    Bước 3: Dùng kem trị mụn Azacné

    Sử dụng Azacné 2-3 lần/ngày: Thoa trực tiếp lên vùng bị mụn, giúp làm khô và kháng khuẩn vùng mụn, đẩy nhân mụn ra ngoài.

    Điện thoại tư vấn: 04.3775 7240/ 08.62647169
    Truy cập trang web: http://sachmuntrungca.vn để biết thêm thông tin.
    An Nguyên
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tuoi-day-thi-bi-kip-sach-mun-trung-ca-a55890.html
    Hỏi và đáp về bệnh mụn trứng cá

    Hỏi và đáp về bệnh mụn trứng cá

    Tư vấn sức khỏe trực tuyến trên trang web http://tuvansuckhoe24h.com.vn, PGS Phạm Văn Hiển - Nguyên Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam giải đáp thắc mắc về mụn trứng cá.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hỏi và đáp về bệnh mụn trứng cá

    Hỏi và đáp về bệnh mụn trứng cá

    Tư vấn sức khỏe trực tuyến trên trang web http://tuvansuckhoe24h.com.vn, PGS Phạm Văn Hiển - Nguyên Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam giải đáp thắc mắc về mụn trứng cá.

    Mụn trứng cá: Nam giới đừng chủ quan!

    Mụn trứng cá: Nam giới đừng chủ quan!

    Nhiều người nghĩ, chỉ phụ nữ mới cần biết cách chăm sóc và bảo vệ làn da mà quên rằng đàn ông cũng gặp không ít phiền toái khi bị mụn “xâm lăng” trên khuôn mặt.