+Aa-
    Zalo

    Từ vụ Từ Hiểu Đông đến tranh cãi về tuyệt kĩ bí truyền của Thiếu Lâm Tự

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Do tính chất bí truyền nên thuật điểm huyệt được coi là tuyệt kỹ bí hiểm và cũng gây ra nhiều tranh cãi nhất trong giới võ lâm.


    Do tính chất bí truyền nên thuật điểm huyệt được coi là tuyệt kỹ bí hiểm và cũng gây ra nhiều tranh cãi nhất trong giới võ lâm.
    Từ Hiểu Đông cho rằng võ cổ truyền Trung Quốc mang nặng tính hư cấu, ít vận dụng được vào thực tế. Vậy tuyệt kĩ điểm huyệt bí truyền của Thiếu Lâm Tự thì sao, liệu có "bá đạo" như trong phim ảnh, truyện kiếm hiệp?

    Đỉnh cao tuyệt kỹ đã bị thất truyền?

    Trên phim ảnh hay tiểu thuyết kiếm hiệp, thuật điểm huyệt (được cho là có nguồn gốc ) chính là một tuyệt kỹ mà chỉ có những cao thủ mới có thể sở hữu. Vậy sự thật về tuyệt kỹ này là gì?

    Trong thế giới võ học, mỗi môn phái đều trang bị cho mình những tuyệt kỹ, chiêu thức đặc trưng, riêng biệt. Tuy nhiên, các bậc cao thủ cho rằng, đỉnh cao của võ học thực sự nằm trong tuyệt kỹ .

    Theo một số tài liệu thì trước đây bí thuật này vẫn luôn bị giấu kín, rất ít người biết.

    Thực tế cũng không nhiều người tập luyện được cách điểm huyệt và tuyệt kỹ này không thể được áp dụng một cách tùy tiện. Do đó, tuyệt chiêu này dần bị thất truyền.

    Theo các nhà nghiên cứu về y học cổ truyền và võ thuật thì trên toàn bộ thân thể có 108 huyệt nguy hiểm.

    Trong đó có 72 huyệt nói chung khi bị điểm, đánh không đến nổi gây ra tử vong, còn lại 36 huyệt chí mạng có thể dẫn đến tử vong, còn gọi là “tử huyệt”.

    Từ vụ Từ Hiểu Đông đến tranh cãi về tuyệt kĩ bí truyền của Thiếu Lâm Tự - Ảnh 3.

    Luyện ngón tay giúp điểm huyệt hiệu quả hơn.

    Trong khi va chạm quyền cước, có thể trở thành sát thủ nếu thực hiện đòn đánh vào các “tử huyệt” như:

    Bách Hội (đỉnh đầu), Thần Đình (trước trán), Thái Dương, Nhĩ Môn (trước vành tai), Tình Minh, Nhân Trung, Á Môn, Phong Trì, Nhân Nghênh, Đản Trung, Cựu Vĩ, Cự Khuyết, Thần Khuyết, Khí Hải, Quan Nguyên.

    Ngoài ra còn có Trung Cực, Khúc Cốt, Ưng Song, Nhủ Trung, Nhũ Căn, Kỳ Môn, Chương Môn, Thương Khúc, Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du, Thanh Du, Mệnh Môn, Chí Thất, Khí Hải Du, Vi Lư, Kiến Tỉnh, Thái Uyên, Tâm Túc Ly, Tâm Âm Giao, Dũng Tuyền.

    36 “tử huyệt” này nếu sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

    Theo những lý giải khoa học, phép điểm huyệt dựa trên cách vận hành của khí công, dự theo nghiên cứu về hoạt động của khí huyết vận động trong các kinh mạch, lưu chuyển thông qua các huyệt đạo.

    Điểm huyệt là dùng nội công công kích vào những yếu huyệt, tử huyệt của đối phương để giành chiến thắng.

    Như Kim Ân Trung chép trong “Thiếu Lâm thất thập nhị (72) nghệ luyện pháp” thì: “Chỉ có phép điểm huyệt thì lý đó cự kỳ tinh (vi), cách luyện đó cực khó, người giỏi nghệ đó lại quý báu giứ kín với nhau không chịu truyền ra ngoài.

    Cho đến ngày nay người sử dụng được cũng hiếm, chẳng khác gì vẩy lân lông phượng, không đễ tìm được nhiều người”.

    Sách “Nội kinh” của Trung Quốc cũng khẳng định cơ thể con người có 26 huyệt “trí mệnh”. Phàm đã bị công kích vào đây phải được các cao thủ về y thuật, võ thuật cứu chữa kịp thời, nếu không thì khó qua khỏi.

    Đả huyệt thương địch công và cái chết của Lý Tiểu Long

    Trong giới võ lâm còn tương truyền tuyệt kỹ gọi là Đả huyệt thương địch công (điểm huyệt hẹn giờ tử), tuy nhiên tuyệt kỹ này vẫn gây ra tranh luận về xuất xứ của nó.

    Một số ý kiến cho rằng thuật này có nguồn gốc từ Thiếu Lâm, một số khác khẳng định có nguồn gốc từ Võ Đang. Tuy nhiên đến nay điều này vẫn gây ra sự tranh cãi không được giải đáp thỏa đáng.

    Thuật điểm huyệt chết người được lý giải rằng trong giao chiến võ thuật, nếu dùng sức lực cơ thể hoặc nội khí bên trong cơ thể thông qua ngón tay, khuỷu tay, đầu gối, mũi bàn chân… của người điểm huyệt.

    Khi thực hiện đòn đánh thật mau lẹ và mãnh liệt, trúng vào huyệt vị đối phương, cảm giác kích thích do đó tiến vào kinh lạc gây ra trạng thái lôi truyền dẫn, làm ngăn trở hay rối loạn đến sự vận hành chu chuyển khí huyết trong kinh lạc đối phương.

    Khí vận hành bị ngáng trở, bế tắc, khí trệ nên huyết trệ, cục bộ khí huyết trong tuần hoàn bị đứt dẫn đến tay, chân, cơ thể bị tê dại,đầu váng, mắt hoa, hôn mê sâu và… tử vong.

    Theo lý luận y thuật từ xa xưa, chức năng trong cơ thể người ta chia làm năm tạng (Ngũ tạng) và sáu phủ (Lục phủ) và căn cứ theo thuyết kinh lạc để sáng tạo ra tuyệt kỹ Đả huyệt thương địch công.

    Từ vụ Từ Hiểu Đông đến tranh cãi về tuyệt kĩ bí truyền của Thiếu Lâm Tự - Ảnh 4.

    Tuyệt kỹ điểm huyệt chết người từng bị đồn thổi có liên quan tới cái chết của huyền thoại Lý Tiểu Long.

    Trong quá khứ, đã từng xuất hiện tin đồn, rằng thuật đả huyệt thương địch công có liên quan tới cái chết của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long.

    Một bài viết đăng trên tạp chí võ thuật lừng danh Black Belt vào năm 1985 đã đưa ra giả thuyết này.

    Theo đó, cái chết của Lý Tiểu Long được cho là kết quả của một quá trình phản ứng chậm do bị điểm huyệt hẹn giờ từ một vài tuần trước khi bị đột quỵ và tử vong do xuất huyết não giống như kết luận của giới cảnh sát.

    Tuy nhiên cho tới ngày nay thì người ta cũng chưa thể biết được nguyên nhân chính xác gây ra cái chết của huyền thoại Lý Tiểu Long là gì và những tranh cãi vẫn tiếp diễn.

    Cũng chính vì thế mà tuyệt kỹ Đả huyệt thương địch công cũng trở nên càng huyền bí và cho tới ngày nay, cũng chưa thể khẳng định được rằng liệu có một cao thủ trong giới võ lâm nào có thể thực hiện được nó hay không.

    Võ sư Hồ Tường, Chưởng môn phái Tân Khánh Bà Trà, người từng xuất bản trên 10 đầu sách viết về võ thuật và tuyệt kỹ điểm huyệt cho biết: "Kỹ thuật điểm huyệt là có thật trong võ học.

    Mặc dù, nó không thần bí như trong phim truyện nhưng uy lực của điểm huyệt là vô cùng lớn".

    Vị võ sư này cũng cho biết, trên cơ thể người có nhiều tử huyệt.

    Tuy nhiên, biết được vị trí huyệt đạo đã khó, biết được cần tác động bằng phương thức nào và độ sâu của đòn đánh đến đâu để đạt được hiệu quả cao nhất còn khó hơn.

    Các tài liệu cũng rất ít nhắc đến cách luyện công phu này.

    Có ghi chép đã nói rằng để luyện thuật điểm huyệt cần dậy rất sớm, luyện tập khí công, hấp thu tinh khí trời đất rồi xoay mặt vào vách đá phát kình lực luyện điểm huyệt tới mức những vị trí khắc huyệt đạo cơ thể con người trên vách đá lõm sâu.

    Tập luyện lên cao hơn nữa, họ phải dùng kìm rút móng tay, luyện cho chai cứng mười đầu ngón tay rồi vận khí điểm huyệt liên tục vào các huyệt đạo được đục lỗ tròn trên người mộc nhân đang quay.

    Luyện sao cho tốc độ các ngón tay vừa đủ lực phát kình, vừa trúng lỗ huyệt mà không bị mộc nhân đang quay bẻ gãy ngón thì coi như thành công.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-vu-tu-hieu-dong-den-tranh-cai-ve-tuyet-ki-bi-truyen-cua-thieu-lam-tu-a189756.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan