+Aa-
    Zalo

    Từ vụ nữ diễn viên bị lộ clip nóng: Công an được thu giữ, kiểm tra điện thoại của người dân trong trường hợp nào?

    (ĐS&PL) - Theo luật sư, trong trường hợp được quyền kiểm tra điện thoại, công an không được công khai, phát tán dữ liệu cá nhân của người dân lên mạng xã hội.

    Những ngày qua, dư luận xôn xao khi clip riêng tư của một cặp đôi lan truyền trên mạng xã hội. Nạn nhân của vụ lộ clip "nóng" đã có đơn trình báo, cho rằng những hình ảnh riêng tư đã rò rỉ sau hi bị Công an phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) kiểm tra hành chính, thu điện thoại, còn yêu cầu cung cấp mật khẩu điện thoại.

    Ngày 30/5, Chỉ huy phòng nghiệp vụ Công an Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của ban giám đốc Công an Hà Nội, đơn vị cùng Công an quận Cầu Giấy đang tập trung điều tra vụ nữ diễn viên V.T.A.T. (23 tuổi, trú tại Trung Hòa, Cầu Giấy) bị lộ "clip nóng".

    Liên quan đến sự việc này, dư luận đặt câu hỏi về việc khi nào công an được thu giữ, kiểm tra dữ liệu điện thoại của người dân?

    Trao đổi với PV, luật sư Phạm Hồng Kiên – Giám đốc Công ty Luật Cán Cân Việt cho biết, theo quy định của pháp luật, không ai được xâm phạm trái pháp luật điện thoại của người khác. Việc khám xét, thu giữ điện thoại và các phương tiện điện tử khác chỉ được thực hiện bởi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Mọi trường hợp khám xét đều được lập thành biên bản theo quy định của pháp luật để giao cho chủ sở hữu đồ vật và đưa vào hồ sơ vụ án.

    Với lực lượng công an có thẩm quyền xử phạt hành chính, người được quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 là thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc, cụ thể như trưởng công an phường, trưởng công an huyện, trưởng phòng CSGT, trưởng phòng cảnh sát trật tự...

    khi nao cong an duoc thu giu kiem tra dien thoai cua nguoi dan
    Việc khám đồ vật phải có người chứng kiến và lập thành biên bản, giao cho chủ đồ vật một bản.(ảnh minh họa)

    Những người này được quyền kiểm tra điện thoại khi xác định điện thoại đó được dùng để vi phạm hành chính, nếu không khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy. Việc khám đồ vật phải có người chứng kiến và lập thành biên bản, giao cho chủ đồ vật một bản.

    “Ngay cả khi được quyền kiểm tra điện thoại, công an không được công khai, phát tán dữ liệu cá nhân của người dân lên mạng xã hội. Nếu được xác định có vi phạm, cán bộ có thể bị kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, tùy thuộc mức độ nghiêm trọng mà hành vi vi phạm gây ra.

    Điều 326 Bộ luật hình sự 2015 quy định với tội danh Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, tùy thuộc các yếu tố như dung lượng clip bị phát tán, phương thức thực hiện hành vi hay lượng người tiếp cận clip, người vi phạm có thể bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc chấp hành mức án tối đa 15 năm tù”, Luật sư Kiên nhấn mạnh.

    Khánh Ngân

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-vu-nu-dien-vien-bi-lo-clip-nong-cong-an-duoc-thu-giu-kiem-tra-dien-thoai-cua-nguoi-dan-trong-truong-hop-nao-a502264.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan