+Aa-
    Zalo

    Khi nào cả cha và mẹ đều không có quyền nuôi con sau ly hôn?

    (ĐS&PL) - Bên cạnh việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, giành quyền nuôi con là một trong những quan tâm hàng đầu khi cha mẹ ly hôn.

    Quyền nuôi con sau ly hôn theo pháp luật hiện hành

    Theo quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Theo quy định trêm khi cha, mẹ ly hôn, nếu có thỏa thuận thì Tòa án sẽ giao con theo thỏa thuận đó; nếu không có thỏa thuận thì thông thường con sẽ được giao cho cha hoặc cho mẹ - người đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con.

    Riêng con từ đủ 7 tuổi thì hỏi ý kiến con và con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho mẹ nuôi nếu người mẹ đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con.

    khi nao ca cha va me deu khong co quyen nuoi con sau ly hon dspl 1
    Giành quyền nuôi con là một trong những quan tâm hàng đầu khi cha mẹ ly hôn. Ảnh minh họa

    Khi nào cả cha và mẹ đều không có quyền nuôi con sau ly hôn?

    Theo khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:

    Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

    Theo quy định, nếu cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì người nuôi con sẽ là người giám hộ. Đây cũng là quy định được nêu tại điểm b khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự, người được giám hộ là người:

    Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

    Do đó, những trường hợp cha mẹ không được quyền nuôi con bao gồm:

    - Cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

    - Cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền với con.

    - Cha, mẹ không có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.

    Lưu ý: Người Giám hộ phải có đủ các điều kiện nêu tại Điều 49 Bộ luật Dân sự sau đây:

    - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

    - Có tư cách đạo đức tốt, có đầy đủ các điều kiện để thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ không sống cùng cha, mẹ sau khi ly hôn.

    - Không phải người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không phải người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản người khác như Cố ý gây thương tích, Trộm cắp tài sản…

    - Không phải người bị Tòa án hạn chế quyền với con chưa thành niên.

    Việc vợ chồng ly hôn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con trẻ khi luôn thiếu đi tình cảm của cha mẹ, không được hưởng trọn vẹn sự yêu thương, chăm sóc và đùm bọc, không có được một mái ấm gia đình theo đúng nghĩa.

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-van-phap-luat-khi-nao-ca-cha-va-me-deu-khong-co-quyen-nuoi-con-sau-ly-hon-a521616.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Làm thế nào để tách hộ khẩu sau ly hôn khi vợ/chồng cũ không đồng ý?

    Làm thế nào để tách hộ khẩu sau ly hôn khi vợ/chồng cũ không đồng ý?

    Trước đây, pháp luật nước ta quy định việc tách hộ khẩu cần phải có sự đồng ý của chủ hộ bằng văn bản, bao gồm cả trường hợp muốn tách hộ khẩu sau khi ly hôn. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/7/2021, khi luật Cư trú 2020 bắt đầu có hiệu lực, việc tách hộ khẩu sau ly hôn sẽ không cần vợ/chồng cũ đồng ý.