+Aa-
    Zalo

    Từ ngày 2/7, mì ăn liền Việt Nam không còn bị kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU

    (ĐS&PL) - Theo công báo mới nhất của Ủy ban châu Âu (EC), mì ăn liền của Việt Nam được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU vì đáp ứng các quy định của EU.

    Ngày 13/6, báo Công thương đưa tin, EC đã đăng Công báo Quy định số 2024/1662 ký ngày 11/6 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ 3 vào thị trường EU theo quy định 2019/1973.

    Theo nội dung công báo, mì ăn liền của Việt Nam được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU vì đáp ứng các quy định của EU. Quy định này có hiệu lực từ ngày 2/7.

    EU đã nới lỏng kiểm soát với nhiều loại thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Ảnh minh họa.

    EU đã nới lỏng kiểm soát với nhiều loại thực phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Ảnh minh họa.

    Tuy nhiên EC cũng nhấn mạnh, tần suất kiểm tra tại cửa khẩu đối với mì ăn liền Việt Nam vẫn được duy trì ở mức 20%. Doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang EU cần đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định của EU.

    Việc được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm là một bước tiến quan trọng, giúp mì ăn liền Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường EU, vốn có tiềm năng lớn với hơn 450 triệu dân.

    Nguồn tin trên Tạp chí Tri thức, trước đó, kể từ tháng 12/2021, EU bổ sung mặt hàng mì ăn liền vào kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Ethylene Oxide) với tần suất kiểm tra là 20% do mì ăn liền là sản phẩm tổng hợp.

    Thời gian qua, Bộ Công Thương đã nhiều lần có văn bản đề nghị có ý kiến để tháo gỡ khó khăn trước việc sản phẩm mì ăn liền bị kiểm soát dư lượng Ethylene Oxide.

    Hồi tháng 3/2023, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cũng tổ chức cuộc họp với doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang EU nhằm đưa ra các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm mì ăn liền xuất khẩu.

    Tín hiệu đáng mừng là ngoài mì ăn liền, EU cũng đã điều chỉnh quy định kiểm tra đối với một số sản phẩm nông sản khác của Việt Nam. Đối với thanh long, tần suất kiểm tra tại biên giới được tăng từ 20% lên 30%. Mặt hàng ớt được chuyển từ Phụ lục I (kiểm soát 50%) sang Phụ lục II (kiểm soát 50% và kèm theo Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm).

    Đậu bắp được giữ nguyên tần suất kiểm tra 50% và kèm theo Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm. Mặt hàng sầu riêng vẫn giữ nguyên tần suất kiểm tra 10%. 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tu-ngay-2-7-mi-an-lien-viet-nam-khong-con-bi-kiem-soat-an-toan-thuc-pham-tai-eu-a433836.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan