+Aa-
    Zalo

    Tử hình kẻ sát hại người tình, cướp tài sản

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau khi sát hại người tình, Thanh lục túi xách lấy tiền, điện thoại rồi tẩu thoát...

    Sau khi sát hại người tình, Thanh lục túi xách lấy tiền, điện thoại rồi tẩu thoát...

    Theo thông tin trên báo Vietnamnet, ngày 11/8, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã bác đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Nguyễn Văn Thanh (34 tuổi, ngụ tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An).

    Trước đó, tại phiên sơ thẩm, Thanh bị TAND tỉnh Long An tuyên phạt tử hình về tội “Giết người”, 5 năm về “Cướp tài sản”. Tổng hợp hình phạt cho cả hai tội là tử hình.

    Tại tòa phúc thẩm, Thanh thành khẩn khai báo và xin HĐXX xem xét giảm nhẹ tội để có cơ hội chăm sóc các con và gia đình.

    Bị cáo Nguyễn Văn Thanh sau phiên xử  - Ảnh: Công an Nhân dân

    Tuy nhiên, xét thấy hành vi của bị cáo hết sức man rợ, có sự chuẩn bị kỹ càng để giết người nên HĐXX đã quyết định bác đơn kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

    Liên quan đến vụ việc, báo Công lý trích dẫn cáo trạng thể hiện, mặc dù đã có vợ con và đang chung sống với một phụ nữ khác nhưng Thanh vẫn có quan hệ tình cảm với chị Nhung* (28 tuổi, ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

    Thời điểm này, Thanh nói với chị Nhung mình đang là Công an kinh tế. Sau khi tìm hiểu, chị Nhung biết Thanh nói dối và đã có vợ con nên đề nghị nếu muốn tiếp tục tình cảm thì Thanh phải bỏ vợ. Bực tức, Thanh nảy sinh ý định sát hại người tình.

    Ngày 13/4/2016, Thanh hẹn chị Nhung đi chơi. Chị Nhung đem bán chiếc xe máy được 17 triệu đồng rồi cùng Thanh đi lên TP.HCM.

    Sau khi chở chị Nhung đi lòng vòng nhiều nơi, khoảng 8h ngày 13/4, Thanh chở chị này về khu rừng tràm (thuộc ấp Rừng Sến, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, Long An) lấy bia ra uống.

    Sau đó, Thanh dùng dây dù chuẩn bị sẵn siết cổ chị Nhung đến chết rồi lấy 1 điện thoại di động Nokia và 700.000 đồng của chị Thanh rồi quăng túi xách xuống kênh bỏ trốn.

    *Tên nạn nhân đã được thay đổi

    Điều 93. Tội giết người (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a)  Giết nhiều người;

    b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    c) Giết trẻ em;

    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng  hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

    g)  Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    h)  Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    i)  Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    k)  Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    m) Thuê giết người hoặc giết  người thuê;

    n)  Có tính chất côn đồ;

    o)  Có tổ chức;

    p)  Tái phạm nguy hiểm;

    q) Vì động cơ đê hèn.

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Điều 133. Tội cướp tài sản

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-hinh-ke-sat-hai-nguoi-tinh-cuop-tai-san-a198820.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan