+Aa-
    Zalo

    Từ chối khi CSGT đo nồng độ cồn, tài xế có thể bị phạt 40 triệu đồng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hành vi từ chối, không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT sẽ bị phạt bằng mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn.

    Hành vi từ chối, không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT sẽ bị phạt bằng mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn.

    Những ngày vừa qua, lực lượng CSGT đã ra quân kiểm tra, đo nồng độ cồn của những người tham gia giao thông. Bên cạnh những tài xế chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu đo nồng độ cồn của CSGT, thì vẫn còn một số tài xế tìm cách đối phó như để xe lại, không ký biên bản....

    Luật sư Phạm Ngọc Hải (Công ty Luật AMI) cho biết: Hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ là trái quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 5, Điều 6, Điều 7, và Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP".

    Từ chối khi CSGT đo nồng độ cồn, tài xế có thể bị phạt 40 triệu đồng. Ảnh: Lao động

    Cụ thể, tại khoản 10, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, người điều khiển phương tiện là xe ô tô và các loại xe tương tự có thể bị xử phạt với mức phạt tiền là 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.

    Với hành vi tương tự, người điều khiển phương tiện là xe mô tô có thể bị xử phạt với mức tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. Người điều khiển máy kéo, xe chuyên dùng sẽ bị phạt từ 16 - 18 triệu đồng (điểm b khoản 9 Điều 7) đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nếu điều khiển xe máy chuyên dùng từ 22 - 24 tháng.

    Ngoài ra, người đi xe đạp, xe đạp điện nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT cũng bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng (theo điểm d khoản 4 Điều 8).

    Theo Luật sư Hải, mức phạt trên là tương đương với mức phạt cao nhất của hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Do vậy, việc dùng các biện pháp chống đối, không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn sẽ không làm giảm đi mức tiền bị xử phạt của người vi phạm mà ngược lại còn đưa mức phạt tăng lên “kịch khung”.

    Người tham gia giao thông nói chung và người bị vi phạm nói riêng cần nắm những quy định nêu trên để chấp hành pháp luật cho đúng, bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình.

    615 tài xế vi phạm nồng độ cồn, xử phạt hơn 800 triệu đồng sau 2 ngày

    Ngày 4/1, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết sau hai ngày thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông (ngày 1 và 2/1), lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã phát hiện, xử lý 615 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền 816.800.000 đồng.

    Theo Cục Cảnh sát giao thông, Nghị định 100 quy định cấm triệt để hành vi sử dụng rượu, bia khi lái xe được kỳ vọng làm giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông.

    Hoàng Yên

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-choi-khi-csgt-do-nong-do-con-tai-xe-co-the-bi-phat-40-trieu-dong-a307214.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan