+Aa-
    Zalo

    Từ bỏ cuộc sống an nhà, cô giáo mầm non tình nguyện đến chăm sóc cho các bệnh nhân phong

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bỏ dở công việc và đam mê nghề giáo, y tá Nguyễn Thị Xuân đã xung phong tới trại phong Quả Cảm để chăm sóc và dành tình thương cho những bệnh nhân của mình.

    Bỏ dở công việc và đam mê nghề giáo, y tá Nguyễn Thị Xuân đã xung phong tới trại phong Quả Cảm để chăm sóc và dành tình thương cho những bệnh nhân của mình.

    Sinh ra trong gia đình có 5 chị em, cuộc sống của y tá Nguyễn Thị Xuân từ nhỏ đã thiếu thốn. Năm bà lên 3 tuổi, mẹ bà qua đời. Tới năm 10 tuổi, bố bà cùng mất. Mấy chị em bà phải nương tựa lẫn nhau để trưởng thành. 

    Nữ y tá Nguyễn Thị Xuân. Ảnh: Lao động thủ đô

    Sau này, trải qua nhiều nỗ lực, bà Xuân đã được phân công tới giảng dạy tại một trường mầm non. Công việc tại trường mầm non với những đứa trẻ không quá vất vả nên khi đó bà có nhiều thời gian dành cho gia đình. Cho tới một này, bà tình cờ đọc được cuốn sách hành trình của một linh mục người Pháp trẻ tuổi đã từ bỏ cuộc sống sung túc để tới huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) chăm sóc bệnh nhân phong và thành lập trại phong Di Linh.

    Câu chuyện đã để lại cho bà Xuân nhiều trăn trở và thôi thúc nữ giáo viên mầm non tìm đến trại phong Quả Cảm. Lần đầu tới trại phong, bà Xuân gặp một bệnh nhân cao tuổi. Ban đầu, bà có chút sợ hãi nhưng khi chứng kiến cụ ông đau đớn vì bệnh tật trong cô độc, không có người thăm nuôi, bà đã an ủi và chăm sóc cụ. Sau khi cụ ông mất, bà Xuân càng thương cảm và muốn góp chút công sức nhỏ vì những bệnh nhân tại trại phong.

    Từ đó, bà thường xuyên ghé thăm trại phong vào mỗi dịp cuối tuần để rồi cuối cùng, bà quyết định "rẽ ngang" công việc của mình từ một nhà giáo trở thành một nhân viên chăm sóc bệnh nhân. Năm 1987, bỏ qua lời đàm tiếu, bà quyết định thôi việc ở trường mầm non và xin vào làm ở trại phong Quả Cảm. Sau đó, năm 1988, bà vào Quy Nhơn học trung cấp y. Học xong bà phải chờ hơn một năm mới có quyết định công tác của tỉnh Hà Bắc (tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang trước đây) vì khi đó không ai tin lại có người tình nguyện vào trại hủi.

    Trước khi về trại phong công tác, trong khoảng thời gian chờ quyết định về trại phong Quả Cảm, bà Xuân cũng đã đi khắp các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Nam… để tìm các trại phong. Đi đến đâu, bà Xuân cũng nhiệt tình chăm sóc và giúp đỡ bệnh nhân, cũng chính vì vậy, khi nhắc đến y tá Xuân, không ai là không biết. 

    Bà Xuân kể thêm từ năm 1992, bà đã đầu tư cho con các bệnh nhân phong được đi học vì cho rằng cháu phải được đi học để sau này ra trường có cuộc sống ổn định hơn. Đến giờ đã có nhiều cháu học được đại học, cao học, tiến sỹ…, mỗi khi các cháu về quê đều lên trại phong thăm bà và đem theo những món quà quê, dù không phải là những món quà đắt tiền, thế nhưng với bà, đó lại là những “quả ngọt” mà bà đã dành cả cuộc đời vun đắp, là điều hạnh phúc nhất đối với bà.

    Minh Hạnh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tu-bo-cuoc-song-an-nha-co-giao-mam-non-tinh-nguyen-den-cham-soc-cho-cac-benh-nhan-phong-a351001.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan