Từ 1/7/2020, khi Quy chuẩn 2019 chính thức có hiệu lực, trong một số trường hợp, biển báo được phép đặt trên cột điện, cây cối hoặc những vật kiến trúc khác miễn sao dễ quan sát và đảm bảo thẩm mỹ.
Từ ngày 1/7, để tránh bị phạt oan tài xế cần để ý biển báo trên cây - Hình minh họa |
Từ ngày 1/7, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới về việc đặt biển báo so với trước đây.
Theo đó, về việc đặt biển và ghép biển, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT cũ, trong khu đô thị, khu dân cư có thể cho phép kết hợp đặt biển trên cột điện hoặc những vật kiến trúc vĩnh cửu nhưng phải đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật đặt biển về vị trí, độ cao, khoảng cách nhìn thấy biển và đảm bảo thẩm mỹ.
Tuy nhiên, tại Điều 22 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT nêu rõ, biển báo được đặt chắc chắn cố định trên cột như quy định ở Điều 24 của quy chuẩn này.
Cụ thể, cột biển báo hiệu phải làm bằng vật liệu chắc chắn (bằng thép hoặc bằng vật liệu khác có độ bền tương đương) có đường kính tiết diện cột tối thiểu 8 cm (± 5mm).
Tại các nơi thường xuyên bị hạn chế tầm nhìn do sương mù hoặc có khả năng dễ bị xe va chạm vào ban đêm, các cột biển báo cần sử dụng vật liệu phản quang để tăng khả năng nhìn rõ.
Trong một số trường hợp có thể cho phép kết hợp đặt biển trên cột điện, cây cối hoặc những vật kiến trúc nhưng phải dễ quan sát và đảm bảo thẩm mỹ.
về việc đặt biển báo, Quy chuẩn mới quy định cụ thể như sau:
Biển báo hiệu phải được đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông;
Biển được đặt thẳng đứng, mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi;
Biển được đặt về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Ngoài ra, tùy từng trường hợp, có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi…
Cự Giải(T/h)