+Aa-
    Zalo

    TS.Nguyễn Đình Cung: "Chi mạnh tay hơn để cứu trợ nền kinh tế"

    (ĐS&PL) - Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nếu không có chương trình phục hồi tăng trưởng với tốc độ được đẩy nhanh thì có nguy cơ về “viễn cảnh không tươi sáng”.

    Mở cửa theo lộ trình an toàn

    Tại hội nghị tham vấn về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức mới đây, ông Andrew Jeffries - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, Việt Nam cần đưa ra một lộ trình chắc chắn và an toàn để doanh nghiệp chủ động mở cửa trở lại.

    Về trung hạn, đại diện ADB khuyến nghị các ngân hàng tại Việt Nam cần cẩn trọng khi tỉ lệ nợ xấu có thể gia tăng. Đối với những nhân tố khách quan, chi phí logistics toàn cầu cũng như tại Việt Nam đang tăng mạnh, Việt Nam cần chủ động đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển lĩnh vực vận tải đa phương tiện...

    Đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam nên nới lỏng các điều kiện hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt để giảm khó khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế.

    Cũng theo tổ chức này, trong khi ngân sách Trung ương có thặng dư thì ngân sách địa phương lại thâm hụt, cần có chính sách về mặt tài khóa để khắc phục.

    Về thu ngân sách, đại diện IMF khuyến nghị thay vì tập trung vào miễn giảm hoãn thuế, cần hướng đến giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, cụ thể là chuyển khoản lỗ của doanh nghiệp về các năm trước.

    Muốn phục hồi nhanh thì chi mạnh tay hơn

    Cũng tại hội nghị, TS.Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá, Việt Nam vẫn còn những dư địa để phục hồi kinh tế trong các năm tới. Đó là tỉ lệ lạm phát thấp, dự trữ ngoại tệ ổn định, hệ thống tài chính ổn định, đặc biệt là tỉ lệ bội chi ngân sách còn thấp.

    ts nguyen dinh cung chi manh tay hon de cuu tro nen kinh te dspl 1
    TS.Nguyễn Đình Cung cho rằng, cần chi mạnh tay hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế.

    Ông Cung cho rằng, cần đánh giá thực chất hơn, thẳng thắn hơn khi đây là năm thứ 2 không đạt mục tiêu phát triển được đề ra trong kế hoạch 5 năm 2021-2025.

    Tăng trưởng năm nay cũng chỉ có thể đạt khoảng 3%, tức là để hoàn thành mục tiêu giai đoạn 5 năm (2021-2025) thì 4 năm sắp tới tăng trưởng phải ở mức 7-7,5%. "Đây là một mục tiêu rất cao. Nếu chúng ta vẫn giữ mục tiêu thì nhất thiết phải tăng tốc ở những năm 2022-2023- 2024", ông Cung nhận định.

    Lý giải vì sao các nước phát triển phục hồi với tốc độ nhanh, ông Cung cho biết tăng trưởng GDP của họ có giảm nhưng thu nhập bình quân vẫn cao, cầu bùng nổ sau đại dịch. Còn ở Việt Nam lại khác. Ông Cung cho biết, chúng ta bị tổn thất rất nhiều do dịch bệnh, cầu giảm rất mạnh.

    Năng lực phục hồi cả ở cung lẫn cầu yếu, các doanh nghiệp gặp điểm nghẽn về nguồn lực khi cả trăm nghìn lao động về quê tránh dịch khó quay trở lại làm việc trong thời gian ngắn. Nền kinh tế đang đối mặt nhiều khó khăn. Do vậy, theo ông Cung, nếu chúng ta không có chương trình phục hồi tăng trưởng với tốc độ được đẩy nhanh thì có nguy cơ về "viễn cảnh không tươi sáng".

    Đề cập đến yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ phục hồi kinh tế là dư địa chính sách, ông Cung cho biết hiện nay có nhiều điều kiện đã tốt hơn nhiều so với đợt khủng khoảng hơn 10 năm trước. Dư địa còn hay không theo ông Cung, còn do sự đánh giá của chính chúng ta.

    "Tại thời điểm này chúng ta phải chi mạnh vào", ông Cung nhấn mạnh và cho rằng, ngoài về tiền tệ thì có thể tăng tín dụng...

    Ông Cung cho hay, Việt Nam xác định theo hướng sản xuất phải an toàn với dịch bệnh. An toàn sinh mệnh và sinh kế là 2 mặt của một vấn đề, chúng gắn liền với nhau. Song chúng ta không thể nhấn quá mạnh y tế mà quên sinh kế.

    "Việc phục hồi phải diễn ra nhanh chóng, sử dụng nguồn lực đúng mục đích, hiệu quả, giải pháp khả thi, thực hiện được ngay, thậm chí có thể phi truyền thống. Nếu áp dụng hành chính như thời gian vừa rồi khó thực hiện", ông Cung nói.

    Tinh gọn các thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp

    Là ngành chịu tổn thất nặng nề sau gần 2 năm dịch bùng phát, bà Cao Thị Ngọc Lan - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, có hơn 50.000 doanh nghiệp ngành du lịch dừng hoạt động, 2 triệu lao động trực tiếp và 4 triệu lao động gián tiếp mất việc.

    Từ đầu năm 2020 đến nay, hiệp hội đã triển khai nhiều chương trình kích cầu du lịch nội địa nhưng đều phải dừng lại vì các đợt bùng phát dịch. Từ nay đến giữa năm 2022, ngành du lịch đặt mục tiêu phục hồi. Theo bà Lan, để mục tiêu này trở nên thực tế hơn, các chính sách tiền tệ mà Chính phủ đưa ra cần thông thoáng và có các khoản hỗ trợ bằng tiền mặt. Hiện nay, khoảng 90% doanh nghiệp lữ hành gần như tê liệt vì phải đóng cửa, 60% doanh nghiệp rất khó phục hồi lại được.

    Chính phủ cần có chính sách cụ thể hỗ trợ từng loại doanh nghiệp lữ hành, từ doanh nghiệp phải phá sản, giải thể đến các doanh nghiệp cố gắng hoạt động trở lại. Tạo điều kiện đón khách du lịch quốc tế, có sự ưu tiên trong tiêm vắc-xin cho nhân lực trong lĩnh vực du lịch, xác định áp dụng ứng dụng công nghệ 4.0 vào ngành.

    Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cũng chia sẻ, ngành dệt may chịu ảnh hưởng từ quý II/2021 khi dịch ở Bắc Giang, Bắc Ninh bùng phát. Thời điểm hiện tại, ngành dệt may rất bi đát khi 19 tỉnh phía Nam giãn cách kéo dài.

    Theo ông Cẩm, sau khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy do thiếu nguồn cung nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc, thị trường châu Âu giảm nhu cầu, giờ đến lượt doanh nghiệp không đáp ứng được kế hoạch sản xuất.

    Đáng lo ngại, sau khi Việt Nam khống chế được dịch, dự báo chỉ khoảng 60 - 65% lao động có thể quay trở lại làm việc.

    “Việc quay trở lại này cũng không hề dễ dàng khi tay nghề công nhân có nguy cơ giảm sút. Ngoài ra, doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ đứt gãy dòng tiền, chi phí quá lớn trong khi sản xuất lại bị đình trệ”, ông Cẩm nêu.

    Thay mặt ngành dệt may, ông Cẩm kiến nghị Chính phủ cần giao chỉ tiêu kinh tế cho các địa phương, để đảm bảo mục tiêu kép, tiêm vắc-xin sớm cho lao động ngành để duy trì sản xuất.

    Chuyên gia kinh tế, TS.Cấn Văn Lực cho rằng, các nước trên thế giới đang chi mạnh tay hơn để cứu trợ nền kinh tế. Nhiều nước sẵn sàng chấp nhận thâm hụt ngân sách, tăng tỉ lệ nợ công lên để hỗ trợ nền kinh tế. Ông cho biết, tỉ lệ bội chi ngân sách toàn cầu đã tăng thêm 7 điểm % (từ 3,2% lên 10,2%) trong thời gian qua.

    Vị này cho biết, ADB, WB sẵn sàng cho Việt Nam vay với lãi suất dưới 1% trong 7-8 năm. "Chúng ta nên chấp nhận việc nới lỏng một cách phi chu kỳ như thế này, sau đó sẽ có lộ trình vào củng cố tài khóa, củng cố lại kinh tế vĩ mô", ông Lực nêu ý kiến.

    Ông Lực đề xuất Chính phủ chuyển đổi chiến lược, từ mục tiêu kép đến đa mục tiêu. Cần thêm mục tiêu an sinh, y tế, an ninh lương thực, an sinh xã hội, năng lực trước các cú sốc bên ngoài. Ngoài ra, sau khi thay đổi mô hình và chiến lược phòng chống dịch thì phải nhất quán trong thực hiện.

    Thu Huyền

    Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật Số Thứ 5 (161)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ts-nguyen-dinh-cung-chi-manh-tay-hon-de-cuu-tro-nen-kinh-te-a515796.html
    Kích hoạt gói tiền 100.000 tỷ giải cứu 90.000 doanh nghiệp

    Kích hoạt gói tiền 100.000 tỷ giải cứu 90.000 doanh nghiệp

    Trong thư kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn mới đây, cộng đồng DN nhỏ và vừa đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính lập Quỹ bảo lãnh cho vay DN vừa và nhỏ với số tiền 100.000 tỷ đồng để bảo lãnh tín dụng cho các DN, không cần tài sản đảm bảo là bất động sản.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Kích hoạt gói tiền 100.000 tỷ giải cứu 90.000 doanh nghiệp

    Kích hoạt gói tiền 100.000 tỷ giải cứu 90.000 doanh nghiệp

    Trong thư kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn mới đây, cộng đồng DN nhỏ và vừa đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính lập Quỹ bảo lãnh cho vay DN vừa và nhỏ với số tiền 100.000 tỷ đồng để bảo lãnh tín dụng cho các DN, không cần tài sản đảm bảo là bất động sản.

    Phan Thiết – Bình Thuận: Doanh nghiệp khốn đốn vì đất dự án bị lấn chiếm trái phép

    Phan Thiết – Bình Thuận: Doanh nghiệp khốn đốn vì đất dự án bị lấn chiếm trái phép

    Dự án của doanh nghiệp được triển khai hợp pháp, có đầy đủ các thủ tục và được cơ quan chức năng cho phép thi công. Thế nhưng, nhiều người dân địa phương liên tục đến lấn chiếm đất dự án và gây rối dưới sự hỗ trợ của các nhóm giang hồ, khiến doanh nghiệp rất bức xúc. Về góc độ pháp lý, luật sư Phạm Phúc (Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh), cho rằng, hành vi ứng xử côn đồ như đe doạ, đập phá, cản trở nhân viên công ty thực hiện dự án trên đất, cần phải bị nghiêm trị. Cơ quan công an tại địa phương cần phải xem xét mức độ tài sản trên đất (đường sá, công trình…) bị huỷ hoại để xử lý hình sự theo quy định về hành vi huỷ hoại tài sản (Điều 178 Bộ luật hình sự). Liên quan đến vụ việc mà công ty M.T. phản ánh, thông tin với PV, đại diện Công an Tp. Phan Thiết cho biết, cơ quan đã tiếp nhận thông tin về vụ việc và hiện đang trong quá trình điều tra, xác minh, chưa có kết quả.