+Aa-
    Zalo

    Trưởng phòng Giáo dục từ chối làm Bí thư phường được điều làm chuyên viên

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ông Nguyễn Văn Tuân, nguyên Trưởng phòng GD&ĐT TX Cửa Lò sau nhiều tháng không chấp nhận bị điều chuyển đã được bố trí làm chuyên viên VP sở GD&ĐT Nghệ An.

    (ĐSPL) - Ông Nguyễn Văn Tuân, nguyên Trưởng phòng GD&ĐT TX Cửa Lò sau nhiều tháng không chấp nhận bị điều chuyển sang làm Bí thư phường, nay đã được bố trí làm chuyên viên Văn phòng sở GD&ĐT Nghệ An.

    Tin tức trên Tri thức trực tuyến, ông Chu Văn Long, Trưởng phòng tổ chức Sở GD&ĐT Nghệ An xác nhận thông tin sở này đã tiếp nhận và phân công ông Nguyễn Văn Tuân, nguyên Trưởng phòng GD&ĐT TX Cửa Lò về làm ở bộ phận Văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An từ ngày 20/7.

    Ông Tuân cho biết, ông cảm thấy vui vì tiếp tục được làm việc trong ngành giáo dục như mong muốn. Trước đó, ông từ chối về làm Bí thư Đảng ủy phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò, dù trong diện "quy hoạch lên cao".

    Trước đó báo Lao động đưa tin, ông Nguyễn Văn Tuân, Trưởng Phòng GD&ĐT TX Cửa Lò có quyết định điều chuyển sang giữ chức danh Bí thư phường Nghi Thu kể từ ngày 27/11/2015.

    Tuy nhiên, ông Tuân cho hay bản thân không có nguyện vọng điều chuyển và đã có đơn đề nghị tiếp tục ở vị trí cũ để cống hiến cho ngành giáo dục, từ chối nhận nhiệm vụ mới.

    Ông Nguyễn Văn Tuân. Ảnh: Tri thức trực tuyến.

    Song song với việc điều chuyển ông Nguyễn Văn Tuân, TX Cửa Lò đã bổ nhiệm ông Phùng Đức Nhân, Bí thư phường Nghi Thu làm Trưởng Phòng GD&ĐT TX Cửa Lò từ ngày 27/11.

    Quyết định này khiến giáo giới thị xã Cửa Lò băn khoăn, vì ông Nhân chưa giảng dạy, chưa công tác trong ngành giáo dục, chưa có kinh nghiệm trong quản lý giáo dục. Trong khi đó, ông Tuân được bổ nhiệm chức danh Trưởng Phòng GD&ĐT từ năm 2009. Năm 2014, ông Tuân được Chủ tịch UBND TX Cửa Lò bổ nhiệm lại chức danh Trưởng Phòng GD&ĐT với nhiệm kỳ 5 năm. Tuy nhiên, ông Tuân mới làm được 1 năm, công việc tiến triển bình thường, thì bất ngờ nhận được quyết định chuyển về làm Bí thư phường.

    Vị Trưởng phòng giáo dục sau đó đã có đơn kiến nghị gửi Thường trực Thị ủy Cửa Lò, UBND TX và đơn vị liên quan nói rõ lo lắng việc ông Phùng Đức Nhân lên kế nhiệm chức vụ của mình. "Đồng chí Nhân không phải là thầy giáo, không có kinh nghiệm trong ngành giáo dục, đương nhiên không làm được làm cán bộ quản lý giáo dục. Đây sẽ là sai lầm, bất cập nếu luân chuyển. Xét nhiệm vụ quản lý Nhà nước về ngành giáo dục thì tôi chiếm ưu thế hơn trên tất cả các mặt, trình độ, năng lực, nghiệp vụ, kinh nghiệm...", ông Tuân viết.

    Sau đó, ông Nguyễn Văn Tuân cũng viết đơn kiến nghị lên UBND tỉnh, đề nghị cơ quan chức năng cấp tỉnh vào cuộc, kiểm tra làm rõ và giải quyết.

    Được biết, hiện ông Phùng Đức Nhân giữ chức Trưởng phòng GD&ĐT TX Cửa Lò.

    Ông Nguyễn Văn Tuân (38 tuổi) tốt nghiệp khoa Vật lý, Đại học Sư phạm Vinh, được kết nạp Đảng trong thời gian học đại học. Năm 2000, sau khi tốt nghiệp đại học, ông Tuân về làm giáo viên kiêm Bí thư đoàn trường THPT bán công Cửa Lò.

    Trải qua nhiều vị trí, năm 2009, ông giữ chức Trưởng phòng GD&ĐT TX Cửa Lò và thuộc diện quy hoạch cán bộ.

    BẢO KHÁNH (Tổng hợp)

    Nguồn: Người đưa tin

    [mecloud]ZB9Klz2pUF[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/truong-phong-giao-duc-tu-choi-lam-bi-thu-phuong-duoc-dieu-lam-chuyen-vien-a140674.html
    Bàng hoàng vụ thảm sát rừng di sản

    Bàng hoàng vụ thảm sát rừng di sản

    “Lâm tặc phá rất tự tin” - ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói thẳng, khi trực tiếp luồn rừng thực địa để chứng kiến số lượng, mức độ tàn phá rừng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bàng hoàng vụ thảm sát rừng di sản

    Bàng hoàng vụ thảm sát rừng di sản

    “Lâm tặc phá rất tự tin” - ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói thẳng, khi trực tiếp luồn rừng thực địa để chứng kiến số lượng, mức độ tàn phá rừng.