+Aa-
    Zalo

    Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã thực hiện việc chuyển và nhận 4,5 tỷ USD ra sao?

    (ĐS&PL) - Bà Trương Mỹ Lan cùng 8 đồng phạm bị truy tố về tội "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới" với tổng số tiền lên tới 4.5 tỷ USD.

    Chiêu thức tạo dựng dòng tiền chuyển ra nước ngoài

    Sáng 23/9, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan, báo VTC News thông tin.

    Hội đồng xét xử đã xét hỏi 19 bị cáo trong 2 ngày vừa qua. Ảnh: Người Lao Động

    Hội đồng xét xử đã xét hỏi 19 bị cáo trong 2 ngày vừa qua. Ảnh: Người Lao Động

    Báo Kinh tế & Đô thị thông tin, từ năm 2012-2022, khi cần tiền chuyển đi nước ngoài để trả nợ hoặc nhận tiền vay từ nước ngoài chuyển về Việt Nam, Trương Mỹ Lan (SN 1956, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn VTP) chỉ đạo các đối tượng thuộc Tập đoàn VTP, như: Trịnh Quang Công, Nguyễn Phương Anh, Chiu Bing Keung Kenneth (luật sư, được Lan giao quản lý các công ty thuộc Tập đoàn VTP ở nước ngoài) cùng nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chuyển tiền quốc tế, thông qua việc lập khống các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng cổ phần, vốn góp, vay tiền, tư vấn giữa các công ty tại Việt Nam và các công ty/tổ chức ở nước ngoài. Các pháp nhân chuyển, nhận tiền đều là “công ty ma” thuộc Tập đoàn VTP.

    Mặc dù các thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài không đủ điều kiện và bị hệ thống tự động khóa, nhưng các đối tượng có thẩm quyền vẫn duyệt mở khóa trên hệ thống để hoàn tất chuyển tiền quốc tế. Từ ngày 27/10/2012–7/10/2022, có 21 công ty thuộc Tập đoàn VTP thực hiện 78 giao dịch chuyển ra nước ngoài 1.511.676.275 USD, và 152 giao dịch nhận tiền từ nước ngoài chuyển về 3.024.736.879 USD; việc chuyển, nhận tiền thông qua các hợp khống nêu trên.

    Với tư cách quyền Tổng Giám đốc SCB, từ ngày 15/5/2021-12/8/2022, Trương Khánh Hoàng ký duyệt 38 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài với số tiền 929.175.142 USD, và 106 giao dịch nhận tiền từ nước ngoài chuyển về 1.970.427.961 USD. Các lệnh chuyển tiền ra nước ngoài đều không đủ điều kiện; đối với các giao dịch nhận tiền từ nước ngoài chuyển về bị hệ thống tự động khóa, Hoàng vẫn duyệt mở khóa trên hệ thống để hạch toán vào tài khoản 106 giao dịch đã nhận tiền.

    Đối với Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên Tổng Giám đốc SCB), từ ngày 27/11/2018-30/3/2020, ký duyệt 20 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài cho các công ty thuộc Tập đoàn VTP là 516.506.280 USD để thanh toán phí các hợp đồng vay khống. Tương tự, Bùi Anh Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT SCB), từ ngày 22/1-14/10/2020, duyệt 6 lệnh chuyển ra nước ngoài 30.683.092 USD.

    Còn Nguyễn Phương Anh (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula–SPG), quản lý 3 công ty chuyển tiền ra nước ngoài, gồm: SPG, Blue Pearl, Easter View. Từ ngày 7/3/2018-1/8/2022, ba công ty này nhận về 35 triệu USD; chuyển đi 256.609.413 USD, trong đó có 199.715.977 USD có nguồn gốc từ phạm tội “Tham ô tài sản” thông qua các khoản vay khống tại SCB. 

    Chiêu trò sửa báo cáo tài chính nhằm hợp thức hóa phát hành trái phiếu

    Trịnh Quang Công, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn ACUMEN, được Trương Khánh Hoàng giao nhiệm vụ quản lý việc chuyển và nhận tiền từ nước ngoài cho bảy công ty. Theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, Công đã liên hệ với Chiu Binh Keung Kenneth để nhận các hợp đồng khống phục vụ hoàn thiện hồ sơ. Từ tháng 7/2020 đến tháng 10/2022, Công đã chuyển 1.444.901.308 USD và nhận 1.449.977.961 USD từ nước ngoài.

    Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sáng 23/9. Ảnh: Công an nhân dân

    Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa sáng 23/9. Ảnh: Công an nhân dân

    Tô Thị Anh Đào, nguyên kế toán trưởng Công ty VIPD, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc tài chính Tập đoàn VTP từ tháng 8/2020. Đào biết rằng Lan sử dụng các “công ty ma” để thực hiện việc chuyển tiền với đối tác nước ngoài thông qua các hợp đồng khống.

    Năm 2022, Đào quản lý Công ty Helios và thực hiện việc nhận và chuyển tiền từ nước ngoài thông qua hợp đồng vay nợ khống. Lan chỉ đạo Đào chuyển hồ sơ cho Chiu để soạn thảo hợp đồng vay vốn, sau đó Đào đã làm thủ tục rút 40 triệu USD tại SCB, chuyển cho Trần Thị Hoàng Uyên, thư ký của Lan. Tổng số tiền Đào chuyển và nhận từ nước ngoài lên tới 99.762.411 USD.

    Nguyễn Vũ Anh Thi, nguyên Tổng Giám đốc VIPD, đã ký ủy nhiệm chi cho Đào vào ngày 11/3/2021 để hợp thức hóa việc chuyển 19,6 triệu USD từ VPID sang Công ty Blue Pearl nhằm thanh toán mua cổ phần của Công ty Leader Vision, mặc dù Thi biết không có hoạt động mua bán thực sự.

    Nguyễn Hữu Hiệu, vào tháng 10/2018, là Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty An Đông. Theo chỉ đạo của Lan, Hiệu đã chuyển và nhận tổng cộng 16.574.338.812.600 đồng từ nước ngoài. Lan đã chỉ đạo Công liên hệ với Hiệu để thực hiện việc chuyển tiền. Hiệu thông báo cho Kwok Hakman Oliver và chỉ đạo Trương Thị Kim Lài chuẩn bị hồ sơ ký hợp đồng khống.

    Từ ngày 22/3 đến 25/5/2022, Công ty An Đông đã nhận 545 triệu USD qua SCB chi nhánh Cống Quỳnh dưới hình thức giải ngân các khoản vay với đối tác nước ngoài; từ ngày 7/7 đến 25/7/2022, công ty đã chuyển 132.887.068 USD ra nước ngoài. Tổng số tiền Hiệu đã chuyển và nhận từ nước ngoài là 677.887.068 USD.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/truong-my-lan-va-ong-pham-a-thuc-hien-viec-chuyen-va-nhan-4-5-ty-usd-ra-sao-a467097.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan