+Aa-
    Zalo

    Trước khi giải thể công ty con, CTCP Đầu tư Hải Phát hoạt động ra sao?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mới đây, HĐQT CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) đã giải thể một công ty con tại Bắc Giang. Trước đó, kết quả kinh doanh của đơn vị này ghi nhận sự tụt dốc, tuy tổng tài sản tăng nhưng đa phần đến từ nguồn vay nợ.

    Ngày 13/03, HĐQT HPX đồng ý giải thể CTCP Đầu tư Greenland Bắc Giang. Việc giải thể được người đại diện ủy quyền quản lý phần vốn tại cty con tiến hành biểu quyết, bỏ phiếu thông qua họp đại hội cổ đông. Nguyên nhân giải thể được HPX đưa ra là do doanh nghiệp thay đổi định hướng đầu tư.

    Trước đó, vào ngày 4/03/2023, HPX đã tổ chức bất thành ĐHĐCĐ bất thường 2023 do chỉ có 63 cổ đông, đại diện cho hơn 82 triệu cp (tương đương 27.03% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết).

    Về bức tranh tài chính, trong những năm gần đây, HPX có nhiều dấu hiệu “kém sắc” khi tổng tài sản tăng nhưng số nợ cũng tăng và chiếm phần lớn. Cụ thể, trong giai đoạn năm 2018 – 2022, tổng tài sản của HPX tăng từ 7,3 lên 9,2 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, số nợ phải trả cũng tăng tương ứng mức 4,8 lên 5,6 nghìn tỷ đồng (vượt gần gấp đôi vốn chủ sở hữu trong hai năm gần đây).

    11
    Kết quả kinh doanh của HPX những năm gần đây.

    Chi tiết về hoạt động kinh doanh, trong năm tài chính 2018, doanh thu thuần của HPX đạt khoảng 2 nghìn tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế ở mức 452 tỷ đồng (chiếm 22,6%). 

    Bước sang năm 2019, doanh thu thuần của HPX bật tăng lên mức 3,4 nghìn tỷ đồng, cùng với đó, tổng nợ của doanh nghiệp cũng giảm từ 4,8 xuống 3,8 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của đơn vị này không có nhiều thay đổi khi chỉ đạt gần 453 tỷ đồng (chiếm 13,3%).

    Trong giai đoạn năm 2020 – 2021, tổng tài sản của HPX, tăng từ 7,5 lên 9,5 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đáng chú ý, số nợ phải trả của doanh nghiệp cũng tăng đáng kể từ 3,7 lên hơn 6 nghìn tỷ đồng (gấp gần 2 lần vốn chủ sở hữu thời điểm năm 2021).

    Doanh thu thuần của HPX trong năm 2020 ghi nhận giảm sâu so với năm 2019 ở mức 1,3 nghìn tỷ đồng (giảm hơn 60%). Lợi nhuận sau thuế cũng ghi nhận sự “lao dốc” khi chỉ đạt 97 tỷ đồng.

    Trong năm tài chính 2021, doanh thu thuần của HPX cũng chỉ “nhích” nhẹ lên mức 1,4 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ số lãi ròng ghi nhận điểm sáng khi tăng gấp gần 3 lần từ 97 tỷ lên 285 tỷ đồng.

    Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của HPX ghi nhận ở mức 9,2 nghìn tỷ. Trong cơ cấu tài sản của HPX, vốn chủ sở hữu là 3,6 nghìn tỷ, tổng nợ ở mức 5,6 nghìn tỷ (gấp khoảng 1,5 lần vốn chủ, chiếm hơn 60% tổng tài sản).

    Doanh thu thuần tính đến 31/12/2022 của HPX cũng không tăng nhiều so với năm 2021 khi đạt 1,6 nghìn tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 142 tỷ (chiếm 8,8% doanh thu, giảm giảm 51% so cùng kỳ).

    Được biết, trong tổng số nợ của HPX có tới hàng nghìn tỷ đồng là các khoản trái phiếu dài hạn có tài sản đảm bảo là cổ phiếu của công ty hoặc của các cá nhân, tài sản phát sinh từ dự án, quyền sử dụng đất…

    Câu hỏi đặt ra với nhiều trái chủ của HPX là với tình hình kinh doanh như trên, khối nợ trái phiếu của Hải Phát có rủi ro hay không? Đặc biệt, trong bối cảnh cổ phiếu HPX đang giao dịch quanh vùng đáy lịch sử dưới 5.000 đồng/cp.

    Về tình hình nhân sự của doanh nghiệp, ngày 9/3 vừa qua, HĐQT HPX vừa quyết định bổ nhiệm ông Lê Thanh Hải giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc công ty. Được biết, ông Lê Thanh Hải (sinh năm 1978), quê quán Thanh Hóa. Hiện ông Hải đang nắm giữ 871.140 cổ phiếu HXP, tương đương 0,29% vốn điều lệ của Hải Phát.

    Ngoài vị trí Phó Tổng Giám đốc tại Hải Phát mới được bổ nhiệm, ông Lê Thanh Hải còn là Chủ tịch HĐQT, cổ đông sở hữu 50% vốn điều lệ của CTCP HP Đồng Mô; Tổng giám đốc và là cổ đông sở hữu 30% vốn điều lệ của CTCP Đầu tư và Dịch vụ HTH Gia Khánh và Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Hospitality Nha Trang.

    Trước đó, ngày 2/2, HĐQT Hải Phát cũng đã thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc đối với ông Phạm Huy Thông và ông Đinh Thế Quỳnh theo nguyện vọng cá nhân.

    Như vậy với sự gia nhập của ông Lê Thanh Hải, ban giám đốc của Hải Phát sẽ gồm 5 thành viên, với Tổng Giám đốc là ông Đoàn Hòa Thuận, ba Phó Tổng Giám đốc là ông Đỗ Quý Thành, ông Nguyễn Trọng Thiết và ông Ngô Quốc Huân.

    Cũng liên quan đến tình hình nhân sự, ngày 16/2, HDDQT Hải Phát cũng đã thông báo miễn nhiệm chức vụ Giám đốc Ban Kiểm toán nội bộ đối với ông Hoàng Việt Anh sau khi nhân sự này nộp đơn xin nghỉ việc. Thay vào đó, HĐQT công ty đã bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thắng nắm chức Giám đốc Ban Kiểm toán nội bộ.

    Thanh Phong

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/truoc-khi-giai-the-cong-ty-con-ctcp-dau-tu-hai-phat-hoat-dong-ra-sao-a569455.html
    EVNNPC: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 1/2023, nhiệm vụ công tác tháng 2/2023

    EVNNPC: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 1/2023, nhiệm vụ công tác tháng 2/2023

    Tháng 1/2023, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã vận hành an toàn, ổn định lưới điện trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, chủ động đảm bảo cung ứng điện an toàn và chất lượng phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, các Lễ hội của các địa phương và nhân dân trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố miền Bắc.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    EVNNPC: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 1/2023, nhiệm vụ công tác tháng 2/2023

    EVNNPC: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 1/2023, nhiệm vụ công tác tháng 2/2023

    Tháng 1/2023, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã vận hành an toàn, ổn định lưới điện trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, chủ động đảm bảo cung ứng điện an toàn và chất lượng phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, các Lễ hội của các địa phương và nhân dân trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố miền Bắc.