+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc tuyên bố hai em bé đầu tiên trên thế giới được chỉnh sửa gien đã chào đời

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Một nhà khoa học ở Trung Quốc tuyên bố đã tạo ra những đứa trẻ được biến đổi gen đầu tiên trên thế giới.

    Một nhà khoa học ở Trung Quốc tuyên bố đã tạo ra những đứa trẻ được biến đổi gen đầu tiên trên thế giới và đã gây ra một vụ tranh cãi về áp dụng công nghệ y học vào sinh sản người.

    Giáo sư đại học người Trung Quốc He Jiankui đã đăng một video trên YouTube cho biết cặp bé gái sinh đôi, vừa chào đời cách đây vài tuần, đã được chỉnh sửa gien để ngăn chặn nhiễm căn bệnh thế kỉ HIV.

    Tuyên bố em bé biến đổi gien đầu tiên trên thế giới chào đời khiến giới khoa học xáo trộn - Ảnh: Pexels.

    He Jiankui từng theo học tại Đại học Stanford danh tiếng ở Mỹ và hiện đang làm việc tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Thâm Quyến, nam Trung Quốc. Ông cho biết gien của các em bé này đã được sửa đổi bằng kỹ thuật CRISPR, cho phép các nhà khoa học loại bỏ và thay thế một phần của DNA với độ chính xác mong muốn.

    Công bố này xuất hiện vào ngày 25/11, trong một bài báo được đăng bởi tạp chí công nghiệp MIT Technology Review, được dẫn chứng bằng tài liệu y khoa tham khảo đăng trên mạng từ nhóm nghiên cứu của giáo sư He tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ phía Nam.

    Video của ông sau đó đã được đăng lên mạng, làm nổ ra một cuộc tranh luận sôi nổi trong cộng đồng các nhà khoa học, bao gồm cả các chuyên gia. Họ nghi ngờ về bước đột phá đã công bố này, còn những người khác cho đó thuộc hình thái thuyết ưu sinh hiện đại.

    GS He cho biết 2 em bé, tạm được gọi là "Lulu" và "Nana" (không phải là tên thật) được sinh ra thông qua thụ tinh nhân tạo thông thường. Điều khác biệt duy nhất là các nhà khoa học đã sử dụng quả trứng thụ tinh được "biến đổi" đặc biệt trước khi được đưa vào tử cung.

    "Ngay sau trứng được gửi tinh trùng thụ tinh, nhà khoa học cũng đưa vào đó chuỗi protein kí hiệu CRISPR / Cas9 có tác dụng khiến các bé trở nên miễn nhiễm với virus HIV trong tương lai", ông nói.

    Trước đó, nghiên cứu này đã được phát biểu tại một hội nghị của các chuyên gia thế giới ở Hồng Kông vào ngày 20/11, nơi mà GS He được kỳ vọng sẽ hé lộ thêm cụ thể về nghiên cứu của ông.

    Hiện tại công bố này vẫn chưa được công nhận do mới đăng trên một tạp chí khoa học (theo trình tự cần có hơn 1 tổ chức khoa học công nhận) do vậy các nhà phê bình ngay lập tức tóm lấy nhược điểm này để phê phán.

    GS He Jiankui trong video công bố thành quả nghiên cứu trên mạng Youtube - Ảnh cắt từ clip.

    Tạp chí Công nghệ MIT cảnh báo rằng "công nghệ này phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức bởi những thay đổi đối với phôi thai sẽ được các thế hệ tương lai kế thừa và cuối cùng sẽ tác động đến toàn bộ các nhóm gien".

    Các nhà khoa học khác cũng tỏ ra thận trọng trước công bố này.

    Nicholas Evans, trợ lý giáo sư triết học tại Đại học Massachusetts Lowell, cho biết trên Twitter rằng công bố trên là "hoang đường".

    "Về mặt cơ bản, việc công bố thử nghiệm thông qua đăng video trên YouTube đã là phương pháp có vấn đề bởi đã nó bỏ qua các quy trình kiểm duyệt mà rất nhiều tiến bộ khoa học đang tuân theo, chẳng hạn như sự kiểm duyệt song phương", ông nói.

    Vấn đề chỉnh sửa DNA của con người luôn là vấn đề cực kỳ gây tranh cãi, và chỉ được phép thực hiện trong những nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm ở Mỹ - năm ngoái các nhà khoa học nước này cho hay họ đã chỉnh sửa thành công mã di truyền của heo con để chúng miễn dịch với virus gây bệnh ngủ li bì.

    Vấn đề còn ở chỗ, đây không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu Trung Quốc thử nghiệm công nghệ phôi ở người. Tháng 9 năm ngoái, các nhà khoa học tại Đại học Sun Yat-sen ở Trung Quốc đã sử dụng phiên bản chỉnh sửa gen để điều chỉnh đột biến gây bệnh trong phôi người.

    Sam Sternberg, trợ lý giáo sư hóa sinh và phân tử sinh lý tại Đại học Columbia, đã đặt câu hỏi về hướng nghiên cứu của GS He, bởi nó không nhằm mục đích sửa chữa gien gây bệnh đe dọa đến tính mạng con người (những bệnh di truyền bẩm sinh) mà lại nghiên cứu một căn bệnh hoàn toàn có thể tránh được bằng các phương pháp khác đơn giản hơn.

    Hiện GS He Jiankui vẫn chưa đưa ra bình luận nào cho những chất vấn từ giới khoa học.

    Minh Minh (Theo Asia One)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-tuyen-bo-hai-em-be-dau-tien-tren-the-gioi-duoc-chinh-sua-gien-da-chao-doi-a252827.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan