+Aa-
    Zalo

    “Trung Quốc không là đồng minh của bất cứ ai”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Về quan hệ Nga-Trung, báo chí Pháp ngày 20/5 nêu bật tính mập mờ của ngoại giao Trung Quốc và khẳng định “Trung Quốc không là đồng minh của bất cứ ai”.

    Về quan hệ Nga-Trung,  báo chí Pháp  ngày 20/5  nêu bật tính mập mờ của ngoại giao Trung Quốc và khẳng định “Trung Quốc không là đồng minh của bất cứ ai”. 
    “Trung Quốc không là đồng minh của bất cứ ai”

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin

    Theo Les Echos, thoạt nhìn, Nga-Trung có nhiều điểm giống nhau: hai bên có lập trường chung về nhiều vấn đề  quốc tế như Syria, Iran…
     Sự nghi ngờ cố hữu của người Nga
    Tuy nhiên, “tình bạn” giữa Bắc Kinh và Matxcơva chủ yếu được thúc đẩy bởi sự thực dụng, nhưng đằng sau “nụ cười bề ngoài, là nỗi lòng cay đắng của ông Putin chấp nhận nhiều thiệt thòi dưới áp lực sắt đá của Bắc Kinh”, trong bối cảnh Nga gặp bất lợi tại thị trường Châu Âu với khủng hoảng Ukraina.
    Khủng hoảng Ukraina cũng cho thấy Bắc Kinh lâm vào trạng thái khó xử trước việc Nga sáp nhập Crimea. Bắc Kinh hoàn toàn không muốn thấy một kịch bản tương tự ở Tây Tạng, Tân Cương hay thậm chí Đài Loan… trưng cầu dân ý quyết định vận mệnh vùng lãnh thổ. 
    Trên lĩnh vực quan hệ quốc tế, nền kinh tế thứ hai thế giới vẫn chỉ là “một đối tác hạng xoàng”, không có một tầm nhìn, không bảo vệ được một dự án riêng… 
    Bài phân tích do đặc phái viên Les Echos tại Bắc Kinh kết luận: “Cố gắng tỏ vẻ là bạn bè của tất cả mọi người, vấn đề thực sự của Bắc Kinh (nằm ở chỗ): Trung Quốc không là đồng minh của bất cứ ai”. 
    Trong bài “Lạnh lẽo với Châu Âu, Matxcơva quay sang Bắc Kinh”, báo Le Figaro viết về mặt hình thức, hợp tác Nga-Trung có nhiều hứa hẹn, với khả năng tăng gấp đôi trao đổi thương mại song phương vốn chỉ bằng 1/5 so với các trao đổi mậu dịch với Châu Âu. 
    Trung Quốc thèm khát nhiên liệu và công nghệ của Nga, đặc biệt trong ngành hàng không dân sự và quân sự. Bắc Kinh dự định hợp tác với Sukhoi để sản xuất máy bay dân dụng 300 chỗ ngồi, để không phụ thuộc vào Airbus và Boeing. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã mua bản quyền máy bay chiến đấu Su-27.
    Tuy nhiên, theo Le Figaro, “không ai ở Matxcơva chờ đợi Tổng thống Nga quay lưng với Liên minh Châu Âu để ngả hẳn vào lòng Bắc Kinh”.
    “Trung Quốc không là đồng minh của bất cứ ai”

    Nga triển khai phi đội "siêu chiến đấu cơ" Su-35 ở Viễn Đông để đề phòng Trung Quốc

    Dư luận Nga lo ngại Trung Quốc là “một cường quốc nguy hiểm”, với các hàng hóa giá rẻ tràn ngập thị trường của nước láng giềng phía bắc. Ở điện Kremlin, người ta nghi ngờ Bắc Kinh lợi dụng thiện chí của Matxcơva để mặc cả nhằm hạ giá mua khí đốt. 
    Trung Quốc “bắt nạt” các nước nhỏ  
    Báo Le Monde viết cho đến trước vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 thăm dò tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, Việt Nam vẫn lựa chọn con đường ngoại giao để dàn xếp các bất đồng. Tuy nhiên, hành động xâm phạm vào vùng thềm lục địa của Việt Nam mà không có bất cứ một sự tham khảo trước nào của Bắc Kinh khiến Hà Nội phải phản ứng.
    Theo Le Monde, cho đến nay, chỉ có Philippines là có thái độ kháng cự mạnh nhất trước một Trung Quốc gây hấn với hầu như tất cả các nước láng giềng và có tham vọng thống trị toàn thế giới. 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-khong-la-dong-minh-cua-bat-cu-ai-a33711.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan