+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc đề cao pháp trị và pháp quyền

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nội dung chính của Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Trung ương ĐCS Trung Quốc lần thứ 18 là cai trị đất nước bằng pháp luật.

    (ĐSPL) - Nội dung chính của Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Trung ương ĐCS Trung Quốc lần thứ 18 là cai trị đất nước bằng pháp luật.
    Trung Quốc đề cao pháp trị và pháp quyền

    Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 18 được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 20 đến ngày 23/10/2014.

    Theo tin tức từ Tân Hoa Xã, Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 18 đã được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 20 đến ngày 23/10/2014.
    Một thông cáo đưa ra sau hội nghị nhấn mạnh rằng mục tiêu tổng thể của việc thúc đẩy pháp quyền là thiết lập một hệ thống "các quy tắc xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc" và xây dựng đất nước theo quy tắc "pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
    Đây là lần đầu tiên một hội nghị toàn thể của Ủy ban Trung ương CPC đặt vấn đề pháp quyền làm chủ đề thảo luận trọng tâm.
    Theo thông cáo, Hội nghị toàn thể lần thứ 4 đã thông qua một nghị quyết của Ủy ban Trung ương CPC về "vấn đề chính liên quan đến việc thúc đẩy toàn diện pháp quyền" và nghe báo cáo công tác của Bộ Chính trị Ủy ban Trung ương CPC.
    Hội nghị này cũng thông qua các quyết định trước đây của Ủy ban Trung ương CPC khai trừ  khỏi đảng 5 quan chức cấp cao - bao gồm Li Dongsheng, Jiang Jiemin, Wang Yongchun, Li Chuncheng và Wan Qingliang - và tướng Yang Jinshan. Ba trong số 6 người bị khai trừ đảng nói trên có Li Dongsheng, Jiang Jiemin và Yang Jinshan là ủy viên Ủy ban Trung ương CPC lần thứ 18.
    Cải cách pháp lý và đề cao pháp trị
    Hội nghị toàn thể lần thứ 4 Ủy ban Trung ương CPC tuyên bố cải cách pháp lý  nhằm mục đích để cho các thẩm phán độc lập hơn trong việc ra phán quyết và hạn chế ảnh hưởng của các quan chức địa phương đối với quá trình tố tụng xét xử.
    Theo thông cáo, Trung Quốc sẽ phát triển một thể chế trong đó các quan chức sẽ phải chịu trách nhiệm nếu họ can thiệp vào quá trình tố tụng. Các quan chức sẽ bị “vạch mặt, chỉ tên” công khai, nếu họ tìm cách gây ảnh hưởng hoặc can thiệp trực tiếp đến hoạt động tư pháp và  “gây hại cho công bằng xã hội”.
    Giáo sư Ma Huaide, phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Chính trị và Luật của Trung Quốc, lưu ý rằng đây là lần đầu tiên CPC triệt để cấm các quan chức, cả trung ương lẫn địa phương, can thiệp vào ngành tư pháp và tuyên bố sẽ qui trách nhiệm đối với những ai vi phạm. Ông nói thêm: "Thông qua việc bảo đảm cho các cơ quan tư pháp hoạt động độc lập, không chịu ảnh hưởng của các mệnh lệnh hành chính, của các mối quan hệ cá nhân hoặc tiền bạc…công chúng mới có thể cảm nhận được sự công bằng và công lý trong quá trình tố tụng".
    Các thẩm phán và công tố viên sẽ phải chịu trách nhiệm suốt đời đối với các vụ án đã xét xử và việc tham gia của công chúng trong quá trình tố tụng xét xử sẽ được đảm bảo.  
    Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban Trung ương CPC lần thứ 18 cũng nhấn mạnh Hiến pháp là "cốt lõi" của hệ thống tư pháp xã hội chủ nghĩa.  Cuối năm 2012, Tổng Bí thư CPC Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng "không có tổ chức, cá nhân nào có quyền đứng trên Hiến pháp pháp luật và mọi sự vi phạm Hiến pháp pháp luật phải được điều tra”.
    Thông cáo của Hội nghị toàn thể lần thứ 4  cũng tuyên bố đặt việc thực thi tuân thủ Hiến pháp dưới sự giám sát của Quốc hội. Thông cáo nêu rõ Quốc hội Trung Quốc và Ủy ban thường vụ Quốc hội phải đóng vai trò hữu hiệu hơn trong việc giám sát thực thi Hiến pháp.
    Với chủ trương “cai trị đất nước bằng pháp luật” để bảo toàn ổn định xã hội, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang sử dụng các định chế pháp luật như viện kiểm sát, tòa án, các nhà làm luật để tiếp tục củng cố chế độ hiện hành.
    Trong bài viết “Tập Cận Bình và những mâu thuẫn nội tại”, báo Le Monde viết rằng tại một đất nước “xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc”, vấn đề là phải “thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng một hệ thống điều hành bằng luật”.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-de-cao-phap-tri-va-phap-quyen-a63114.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan