+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc “chạm cửa ngõ NATO” nhằm mục đích gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Khi Mỹ tiếp tục các hoạt động ở Biển Đông, Trung Quốc đã đáp trả bằng cách tham gia diễn tập hải quân với Nga ở cửa ngõ của NATO tại biển Baltic.

    Khi Mỹ tiếp tục các hoạt động ở Biển Đông, Trung Quốc đã đáp trả bằng cách tham gia diễn tập hải quân với Nga ở cửa ngõ của NATO tại biển Baltic. Đó gọi là chiến lược "fanbian" từng được nguyên soái La Vinh Hoàn từng sử dụng.

    Tin tức báo Vietnamnet đăng tải, việc Trung Quốc lần đầu tiên quyết định tập trận hải quân chung với Nga tại biển Baltic có thể liên quan tới một chiến lược quân sự do một nguyên soái Trung Quốc nổi tiếng đưa ra hồi Thế chiến II, Sputnik dẫn nhận định của các chuyên gia.

    Cuộc tập huấn này đánh dấu lần đầu tiên hạm đội tàu của Trung Quốc tiến vào biển Baltic và vào thời điểm Bắc Kinh đang tìm cách tăng cường năng lực của hải quân với các sứ mệnh ở xa.


    Tàu khu trục Type-052D, Hefei của Trung Quốc. Ảnh: Sino Defence.

    Việc Trung Quốc quyết định phái tàu hải quân tới một nơi xa như biển Baltic, vốn là tuyến đầu trong của cuộc mở rộng NATO về phía biên giới Nga, có thể bắt nguồn từ một chiến lược quân sự của Trung Quốc mang tên "fanbian", được một lãnh đạo quân sự Trung Quốc nổi tiếng đưa ra trong thời Thế chiến II, các chuyên gia quân sự cho hay.

    "Khi Mỹ tiếp tục các hoạt động ở Biển Đông, Trung Quốc đã đáp trả bằng cách tham gia diễn tập hải quân với Nga ở cửa ngõ của NATO tại biển Baltic. Đó gọi là chiến lược "fanbian" từng được nguyên soái La Vinh Hoàn từng sử dụng, chuyên gia quân sự Ni Lexiong tại Đại học Chính trị và Pháp luật ở Thượng Hải nhận xét.

    Trong Thế chiến II, binh sĩ Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông La bị quân Nhật vây hãm gần như mọi phía ở tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc. Lúc đó, thay vì giao đấu với kẻ thù, vốn đông gấp 10 lần lực lượng mà ông chỉ huy, ông La quyết định tấn công một thành phố lân cận, phía sau ranh giới của kẻ thù, nơi không được bảo vệ chặt chẽ, để đổi hướng. Cuộc tấn công bất ngờ giúp cho 3.000 binh sĩ của vị tướng này rút lui về nơi an toàn mà không bị thương vong. Ông La Vinh Hoàn mô tả chiến lược này là "fanbian", nghĩa là đổi phía.

    Chuyên gia quân sự đóng tại Thượng Hải trên tin rằng Trung Quốc hiện giờ cũng đang dùng chiến lược "fanbian" khi phái tàu đi tới biển Baltic. Hành động này tương tự như chuyển hướng quân sự nhằm chống lại sức ép của Mỹ tại biển Đông. Tháng 5 vừa qua, tàu Mỹ đi vào khu vực tranh chấp của Trung Quốc và một số quốc gia láng giềng.

    Trước đó, báo Tri thức Trực tuyến thông tin, tàu khu trục hiện đại nhất của Trung Quốc dẫn đầu nhóm tàu đang tiến về biển Baltic để tập trận cùng Hải quân Nga, một động thái cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh.

    CNN cho biết tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type-052D, Hefei, số hiệu 174 cùng một tàu hộ vệ tên lửa, tàu hậu cần và 10 tàu chiến của Nga sẽ tiến hành cuộc tập trận lớn trên biển Baltic. Cuộc tập trận kéo dài khoảng một tuần, đây là cuộc tập trận chung đầu tiên của 2 nước tại vùng biển châu Âu.

    Bộ Quốc phòng Nga cho biết cuộc tập trận bao gồm các khoa mục tác chiến chống ngầm và phòng không diễn ra tại căn cứ Hải quân Nga ở Kaliningrad, khu vực nằm giữa Ba Lan và Lithuania. Một số nhà phân tích nhận định, việc lựa chọn biển Baltic làm nơi tập trận có ý nghĩa rất quan trọng.

    Đây là khu vực căng thẳng lâu nay giữa Nga với Mỹ và NATO. Sự xuất hiện của Trung Quốc trong vùng biển này nhằm thể hiện sức mạnh và liên minh giữa hai nước.

    Trung Quốc cho biết cuộc tập trận giữa hai nước không nhằm vào bất kỳ bên thứ 3 nào. Tuy nhiên, Global Times dẫn lời chuyên gia hải quân hàng đầu ở Bắc Kinh Li Jie nói rằng, có một thông điệp mạnh mẽ trong sự xuất hiện của tàu chiến hiện đại nhất Trung Quốc ở biển Baltic.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-cham-cua-ngo-nato-nham-muc-dich-gi-a197019.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan