Tờ SCMP đưa tin, cậu bé tên là Xiaoyu (10 tuổi, ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) đã bị lừa chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của ông nội cho những kẻ lừa đảo vào ngày 23/5.
Xiaoyu kể lại, lúc đó, cậu bé đang xem chương trình phát trực tiếp Kuaishou của một người chơi trong trò chơi Eggy Party, do NetEase Games phát triển. Cậu nhận được hướng dẫn về việc quét mã QR trên ứng dụng WeChat có thể thu thập một skin (những món đồ cho phép người chơi thay đổi diện mạo cơ bản của nhân vật, vũ khí...) chơi game hoặc ngoại hình nhân vật miễn phí, có thể có giá hơn 100 nhân dân tệ (khoảng 330 triệu đồng).
Tuy nhiên, sau khi quét mã Xiaoyu nhận được thông báo lỗi nói rằng tài khoản cùng với tất cả số tiền được lưu trong ví WeChat sẽ bị đóng băng trừ khi cậu ấy thực hiện các thao tác theo yêu cầu trong vòng một giờ.
Cậu bé sau đó được yêu cầu kết bạn với một người trên nền tảng nhắn tin QQ để nhận hướng dẫn về cách khắc phục. Theo đó, người này đã hướng dẫn cậu tải xuống Tencent Meet, phiên bản tiếng Trung của ứng dụng họp VooV, để có thể chia sẻ màn hình điện thoại của mình với người đó để được hướng dẫn tốt hơn.
Những kẻ lừa đảo hướng dẫn Xiaoyu tải xuống ứng dụng UnionPay (ứng dụng thanh toán di động hợp nhất của ngành ngân hàng Trung Quốc) và yêu cầu ông của cậu bé đăng nhập để kiểm tra xem thẻ nào đứng tên mình có tiền.
Họ yêu cầu Xiaoyu khôi phục tài khoản WeChat bằng cách quét một loạt mã QR. Bằng cách này, Xiaoyu đã vô tình thực hiện ba lần chuyển tiền cho họ.
"20 nghìn NDT của tôi đã biến mất khi tôi chỉ gật đầu, chớp mắt và mở miệng”, ông Liu (ông của Xiaoyu) cho biết khi mô tả quy trình nhận dạng khuôn mặt mà ứng dụng yêu cầu. Ông ấy nói thêm rằng đã mất 10 năm để tiết kiệm số tiền này
Trước đó, trong một sự việc khác xảy ra vào tháng 9/2019, một ông bố người Mông Cổ bị mất trắng 100 nghìn NDT (gần 400 triệu VNĐ) sau khi cho con nghịch điện thoại trong suốt cả kì nghỉ Hè.
Cụ thể, vào kỳ nghỉ hè, con trai của anh ở nhà với ông bà và được tùy ý sử dụng điện thoại từ sáng đến tối. Cậu hết chơi game rồi lại xem các clip tường thuật của các streamer các trang MXH.
Trong một lần, vì quá muốn chơi game cùng thần tượng, cậu đã liên lạc và nhận được lời đề nghị phải chuyển tiền cho họ. Gã streamer kia đã lừa một cậu bé 10 tuổi và từng bước hướng dẫn cậu tặng một phần quà ảo qua Wechat (một phần mềm nhắn tin ở Trung Quốc).
Xiao Ming làm theo và không hề biết mình đang bị lừa. Mọi chuyện vỡ lỡ khi bà nội phát hiện ra cháu mình đã "đốt" mất 100 nghìn NDT cho thần tượng. Thủ phạm sau khi nhận được tiền liền chặn luôn tài khoản của Xiao Ming trên Wechat.
Như Quỳnh(T/h)