+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc cấp tàu tuần tra hiện đại cho “thành phố Tam Sa"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trung Quốc ngày 20/5 đã cấp Tàu chấp pháp tổng hợp cho "thành phố Tam Sa" - đơn vị hành chính phi pháp trên đảo Phú Lâm của Việt Nam.

    (ĐSPL) - Trung Quốc ngày 20/5 đã cấp Tàu chấp pháp tổng hợp cho "thành phố Tam Sa" - đơn vị hành chính phi pháp trên đảo Phú Lâm của Việt Nam.
    Theo tin tức từ tờ China News, "Tàu chấp pháp tổng hợp 1" được cấp cho cái gọi là "thành phố Tam Sa" do Bộ nông nghiệp Trung Quốc và Cục hải cảnh nước này đầu tư thiết kế và chế tạo.
    Tàu có chiều dài 97,5 mét, chiều rộng 14 m, lượng giãn nước 2.600 tấn, có khả năng hành trình liên tục 6.000 hải lý. Tàu chấp pháp tổng hợp 1 có thể hành trình liên tục từ đảo Hải Nam tới quần đảo Trường Sa, đồng thời có khả năng tuần tra khi gió biển ở cấp 12.
    Trên tàu còn thiết kế phòng xét xử và phòng coi giữ, dùng để quản lý tạm thời và xét xử các ngư dân vi phạm khi tàu tuần tra trên biển. Trên boong tàu còn thiết kế khu vực cất cánh hạ cánh cho máy bay trực thăng, kho cất giữ máy bay, nhằm thuận tiện cho các nhiệm vụ tuần tra thực thi pháp luật trên biển. Ngoài ra trên tàu còn có phòng y tế, phòng đọc sách, phòng tập thể hình… phục vụ thủy thủ đoàn.
    [mecloud]SOqjZLiw8x[/mecloud]

    Video: Trung Quốc đuổi phi cơ tuần tra Mỹ trên Biển Đông

    Hoàng Á Ni, phụ trách đội tiếp nhận tàu đánh giá, so với 3 tàu chấp pháp khác đang biên chế thuộc "thành phố Tam Sa", tàu mới có trọng tải lớn hơn, tính năng tốt hơn, chịu được gió bão mạnh hơn, thích hợp hoạt động trên Biển Đông trong những ngày thời tiết xấu.
    "Điều này có nghĩa là giờ đây, chúng tôi đã đủ năng lực tuần tra khu vực biển Nam Sa," Vương Thức Chính, phó cục trưởng Cục Chấp pháp "thành phố Tam Sa", nói. Nam Sa là tên Bắc Kinh gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
    Ông này cho biết, ngoài hoạt động tuần tra, cứu hộ cứu nạn, con tàu còn có nhiệm vụ tiếp tế lương thực cho lính Trung Quốc đang đồn trú tại các bãi đá ở Biển Đông.
    Trung Quốc lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" phi pháp trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 7/2012 nhằm quản lý các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Hồi tháng 3, Trung Quốc còn dự kiến cấp quyền lập pháp cho "thành phố Tam Sa."
    Bất chấp sự phản đối của Việt Nam, chính quyền nước này liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm trường học, sân bay, bến cảng ở đây, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam.

    "Tàu chấp pháp tổng hợp 1" của Trung Quốc. Ảnh: China News

    Trước đó, Bắc Kinh đã đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông có hiệu lực từ 12h trưa 16/5 và kéo dài trong hai tháng rưỡi, đến 12h ngày 1/8. Khu vực biển mà Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nằm trong phạm vi từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực Vịnh Bắc Bộ, quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa.
    Việt Nam kiên quyết phản đối lệnh cấm đơn phương trên và khẳng định lệnh cấm là vô giá trị.

    >> Đọc thêm tin tức mới nhất về tình hình Biển ĐôngTrung Quốc xây đảo ở Biển Đông, Đô đốc Mỹ yêu cầu giải thích

    MINH SANG (Tổng hợp)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-cap-tau-tuan-tra-hien-dai-cho-thanh-pho-tam-sa-a95318.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.