+Aa-
    Zalo

    Trung Quốc cách chức một lãnh đạo tập đoàn dầu khí quốc gia

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Một nguồn tin cho hay, người đứng đầu phụ trách các hoạt động ngoài nước của tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc Bo Qiliang vừa bị cách chức.

    (ĐSPL) – Một nguồn tin từ Tập đoàn dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) xác nhận ngày 23/5 rằng, người đứng đầu phụ trách các hoạt động ngoài nước của CNPC Bo Qiliang vừa bị cách chức.
    Điều này cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng của chính phủ Bắc Kinh đã lan rộng sang các doanh nghiệp ở nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn tin không trả lời về việc liệu Bo bị sa thải có phải là do đang bị điều tra tham nhũng hay không.
    Theo báo mạng WantChinaTimes của Đài Loan, hiện tại, các dự án nước ngoài của Trung Quốc là các khoản đầu tư chủ yếu của CNPC và Tập đoàn Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc (Sinopec), bởi vì chính phủ từng khuyến khích các công ty năng lượng nội địa đầu tư vào thị trường nước ngoài bằng cách hỗ trợ về mặt tài chính cho những công ty này. Tuy nhiên, nếu không có các kỹ năng quản lý quốc tế và hệ thống hỗ trợ, một lượng tài sản quốc gia chắc chắn sẽ bị thất thoát mặc dù các công ty này nhận được nguồn tài nguyên dầu khí từ nước ngoài, một quan chức của Ủy ban Quản lý và Giám sát các tài sản nhà nước thuộc Hội đồng Nhà nước (SASAC) nhận định.
    Vị quan chức này cũng nói thêm, sự thất thoát trong các dự án nước ngoài chủ yếu là các tài sản đứng tên của cá nhân thay vì tên công ty, cũng như các tài sản không được liệt kê trong các báo cáo tài chính.
    Trung Quốc mở rộng cuộc chiến chống tham nhũng ra nước ngoài

    CNPC là tập đoàn dầu khí lớn nhất Trung Quốc

    Nhiều quốc gia đã từ chối thỏa thuận với các công ty do nhà nước Trung Quốc kiểm soát. Do vậy, nhiều dự án của Trung Quốc ở nước ngoài ký kết dưới tên của cá nhân thay vì công ty nhà nước. Ông nhấn mạnh, sau một vài năm, các dự án này sẽ được các ông chủ tư nhân tiếp quản.
    Ngoài ra, nhiều dự án như vậy có hai báo cáo khác nhau, trong đó, một cáo báo được cung cấp cho cuộc kiểm tra địa phương và một báo cáo thực ghi lại các hoạt động tài chính và doanh nghiệp. Phương pháp này được thực hiện nhằm tránh nộp thuế tại địa phương nhưng dẫn đến tình trạng tham nhũng đáng lo ngại.
    SASAC đã công bố một kế hoạch hồi tháng 6/2011 nhằm tăng cường giám sát và quản lý các tài sản thuộc sở hữu nhà nước ở nước ngoài để bảo vệ các tài sản bên ngoài của chính phủ nhưng không đạt hiệu quả.
    Theo Thời báo Trung Quốc, việc phát triển thị trường ở nước ngoài đang trở thành một phương pháp chiến lược nhằm đảm bảo an toàn năng lượng nhà nước. Do vậy, thiết lập một cơ chế quản lý khối tài sản của công ty nhà nước ở nước ngoài là một vấn đề cấp thiết.
    Dữ liệu của SASAC cho thấy, khối tài sản ở nước ngoài của CNPC lên tới 775,86 tỷ nhân dân tệ (123,4 tỷ USD) năm 2012 và lợi nhuận thu được là 56,05 tỷ nhân dân tệ (8,97 tỷ USD).
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trung-quoc-cach-chuc-mot-lanh-dao-tap-doan-dau-khi-quoc-gia-a34660.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan