(ĐSPL) – Cuộc bỏ phiếu này được nhìn nhận là bỏ phiếu về thủ tướng và chính phủ hiện thời. Nó được cho là có thể gây bất ổn cho khu vực eurozone.
“Theo quan điểm của tôi, nguy cơ lớn nhất thực sự là cho ngành ngân hàng, thậm chí còn nhiều hơn so với rủi ro chính trị. Cũng sẽ có một số bất ổn chính trị”, nhà kinh tế trưởng Megan Greene tại hãng Manulife Asset Management cho biết.
Báo Thanh niên cho biết, nhiều dự báo cho rằng, cuộc cải cách mà Thủ tướng Ý Matteo Renzi đưa ra không nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Nếu như vậy, không chỉ chính trị mà những bất ổn về kinh tế tại nền kinh tế lớn thứ ba khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) sẽ vô cùng đáng lo ngại.
“Nếu bạn có một cuộc khủng hoảng lần nữa trong ngành ngân hàng Ý, nó không chỉ có thể lây lan khắp châu Âu mà còn ảnh hưởng đến giải pháp mà ông Renzi có thể đưa ra để phá vỡ quy tắc và giải cứu các ngân hàng. Trong trường hợp đó, ông sẽ phá hủy nhiều liên minh ngân hàng vốn là khu vực duy nhất mà họ thực sự đạt được tiến bộ ở châu Âu kể từ đầu khủng hoảng”, ông Greene nói.
Như vậy, nếu giới đầu tư từ chối cứu trợ các nhà băng yếu của nước này sẽ khiến các ngân hàng nước này gặp bất ổn do nợ xấu cao. Hiện, các nhà băng yếu đã được tài trợ bằng quỹ do các nhà quản lý tài sản, hãng bảo hiểm và ngân hàng đầu năm nay lập ra với giá trị 5 tỉ EUR, tương đương 5,3 tỉ USD.
Trước đó, TTXVN cho biết, nhằm củng cố quyền lực cho Hạ viện và giảm bớt quyền của Thượng viện, Chính quyền nước này đã đề xuất cải cách hiến pháp.
Theo đó, chính quyền địa phương sẽ mất đi một số quyền quyết định trong khi quyền lực của chính phủ trung ương được củng cố.
Thủ tướng Renzi của Ý cho rằng những cải cách này sẽ giúp kiểm soát và khôi phục nền kinh tế đang trên đà suy yếu.
Tuy nhiên, những người phản đối cải cách này cho rằng nó sẽ khiến các biện pháp kiểm soát và đối trọng dân chủ sẽ bị suy giảm.
(Tổng hợp)