Trụ điện bốc cháy dữ dội rồi lan sang vào bảng hiệu của một cửa hàng mạng viễn thông và khách sạn gần đó khiến người dân xung quanh chạy tán loạn.
Báo Dân trí đưa tin, vào khoảng 8h sáng 7/6, nhân viên cửa hàng mạng viễn thông Mobifonetrên đường Tô Hiến Thành (phường 13, quận 10, TP Hồ Chí Minh) vừa đến mở cửa thì trụ điện phía trước cửa hàng bất ngờ phát nổ rồi bốc cháy dữ dội.
Nhiều người dân địa phương phát hiện cháy đã mang bình CO2 đến dập lửa nhưng do điểm phát cháy nằm trên cao nên công tác chữa cháy ban đầu không đạt hiệu quả.
Trụ điện bốc cháy dữ dội. Ảnh: báo Dân trí. |
Chỉ vài phút sau, ngọn lửa bùng phát mạnh, bén theo đường dây điện và cháy lan sang bảng hiệu của cửa hàng Mobifone và một khách sạn kế bên.
Theo báo Tri thức trực tuyến, sự cố khiến nhiều người trong khách sạn sợ hãi, tháo chạy ra ngoài. Những người xung quanh cũng hốt hoảng trình báo cơ quan chức năng.
Nhận tin báo, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy quận 11 điều động 4 xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sĩ đến hiện trường phun nước dập tắt ngay sau đó.
Sự cố không có thương vong về người song hệ thống dây điện cùng bảng quảng cáo bị thiêu rụi, nhiều khu vực lân cận bị cúp điện.
Báo Công an nhân dân thông tn thêm, nguyên nhân vụ cháy được xác định do chập điện.
Hiện, nhân viên điện lực và cảnh sát phòng cháy chữa cháy đang điều tra làm rõ vụ việc.
Điều 11. Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ (Nghị định Số: 44/2012/QĐ-TTg) 1. Lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành khi nhận được thông tin sự cố, tai nạn có yêu cầu cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quản lý thì phải triển khai ngay nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ ban đầu. Trường hợp sự cố, tai nạn vượt quá khả năng xử lý thì phải báo ngay cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, đồng thời báo cho chính quyền địa phương sở tại và Công an nơi gần nhất. 2. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi nhận được thông tin về sự cố, tai nạn có yêu cầu cứu nạn, cứu hộ thì phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ; triển khai lực lượng, phương tiện đến hiện trường nơi xảy ra tai nạn, sự cố để thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp sự cố, tai nạn vượt quá khả năng xử lý thì phải báo ngay cho lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Bộ, ngành liên quan và Ban Chỉ huy Tìm kiếm Cứu nạn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra sự cố, tai nạn. Khi sự cố, tai nạn lớn mang tính thảm họa thì phải báo cáo ngay cho thường trực Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo. |
(Tổng hợp)