+Aa-
    Zalo

    Trong tương lai gần người cụt có thể được thay chân tay

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- Một phòng thí nghiệm tại Boston đã phát triển thành công chi trước của con chuột trong ống nghiệm đem đến niềm hy vọng cho những người bị khuyết tật.

    (ĐSPL)- Một phòng thí nghiệm tại Boston đã phát triển thành công chi trước của con chuột trong ống nghiệm đem đến niềm hy vọng cho những người bị khuyết tật.

    Chi trước của chuột đã được nuôi cấy từ các tế bào sống trong ống nghiệm. Đây được coi là một bước tiến của y – sinh học, tạo điều kiện cho những người bị khuyết tật chân, tay.

    Bác sĩ Harry Ott của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Boston, Mỹ), người làm thí nghiệm cấy chi, cho biết: “Chúng tôi đang tập trung vào phần cẳng tay và bàn tay, dùng thí nghiệm này như hệ thống mẫu. Kỹ thuật này có thể sẽ được áp dụng cho cả ở chân, bàn tay và các trường hợp đặc biệt khác.”

    Daniel Weiss ở Trường Dược thuộc ĐH Vermont (Burlington) bình luận: “Khoa học viễn tưởng đã dần trở thành hiện thực. Đó là bước tiến vô cùng thú vị, nhưng vẫn còn thách thức là làm sao tạo ra chi vận động được”.

    Rất nhiều người tàn tật đã được lắp chân tay giả, trông giống như thật nhưng chưa thể hoạt động như chân tay thông thường. Trong khi chân tay sinh học thay thế trông không tự nhiên. Việc ghép tay đến giờ đã được tiến hành, nhưng người ghép sẽ phải uống thuốc cả đời để tránh trường hợp cơ thể đào thải bàn tay mới ghép.

    Các chi y sinh từ các tế bào sống sẽ khắc phục trở ngại này vì nó chứa tế bào của người nhận. Nhờ vậy, người tiếp nhận sẽ không cần phải uống thuốc để áp chế hệ miễn dịch của mình, bàn tay mới cũng có bề ngoài và hoạt động tự nhiên hơn.


    Bác sĩ Harry Ott nói: “Đây là nỗ lực đầu tiên để thực hiện chi sinh học”. Công nghệ tạo chi trước của chuột này - gọi là “decel/recel” (bóc mô/tạo mô) - từng được dùng để tạo ra các bộ phận như tim, phổi và thận trong phòng thí nghiệm. Các bộ phận đơn giản khác như thanh quản và khí quản đã được tạo ra trong phòng thí nghiệm và cấy vào cơ thể người với những mức độ thành công khác nhau.

    Bước đầu tiên sẽ là bóc mô tế bào, các bộ phận được lấy từ những người hiến tặng cơ thể đã chết sẽ được xử lý bằng hóa chất để bóc đi các lớp mô mềm, chỉ giữ lại phần “khung” của bộ phận, được cấu thành chủ yếu từ các tế bào collagen. Cách này sẽ giúp giữ lại toàn bộ cấu trúc phức tạp của bộ phận ban đầu.

    Quá trình tạo mô tiếp theo: Phần thịt của bộ phận sẽ được tái tạo bằng cách cấy vào các cấu trúc này những tế bào tương ứng từ người tiếp nhận. Bộ khung của bộ phận sẽ được nuôi trong lồng sinh học để đảm bảo các mô mới được sinh ra và bám vào phần kết cấu kia. Do không còn mô tế bào mềm nào nữa của người hiến tặng nên cơ thể mới được tạo ra sẽ không bị coi như là bộ phận lạ và sẽ không bị hệ miễn dịch của người nhận đào thải.

    Tạo ra chi trước thì khó khăn hơn nhiều so với chi sau. Bác sĩ Ott đã bắt đầu bằng cách đưa phần chi trước đã bị tước các mô tế bào vào lồng thí nghiệm, bơm các collagen động mạch để tạo thành một hệ thống tuần hoàn nhân tạo để cung cấp chất dinh dưỡng, oxy và kích thích điện tới chi. Tiếp theo ông bơm các tế bào màng trong vào cấu trúc collagen của các mạch máu để kết dính các mạch máu này vào bộ phận mới.


    Ông giải thích điều này rất quan trọng vì sẽ làm cho các mạch khỏe hơn và ngăn ngừa các mạch không bị vỡ khi chất lỏng lưu thông qua. Bước tiếp theo, ông tiêm một hỗn hợp tế bào của chuột vào. Trong 2 – 3 tuần, các mạch máu và các cơ đã được tái tạo. Bác sĩ Ott sẽ hoàn thành chi bằng việc cấy ghép da vào phần chi mới được tái tạo này.

    Liệu các tế bào mới của chi có hoạt động được? Để tìm hiểu điều này, một nhóm nghiên cứu đã sử dụng xung điện để kích hoạt các cơ và thấy rằng bàn tay của chi có thể nắm chặt và thả lỏng.

    Theo bác sĩ Ott, mặc dù các nhà khoa học đã tiến hành bóc mô tế bào của khoảng 100 chi trước của con chuôt và tái tạo tế bào bên trong ít nhất là một nửa trong số này nhưng còn rất nhiều việc phải làm sau đó. Theo bác sĩ, cần ít nhất khoảng một thập kỷ nữa trước khi các chi sinh học này có thể được thực hiện trên người.

    Hải Nam (Theo Newscientist)

     Xem thêm video: Cách cai sữa hiệu quả khiến trẻ ngủ ngon cả đêm không quấy

    [mecloud]ufYYy98jiI[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trong-tuong-lai-gan-nguoi-cut-co-the-duoc-thay-chan-tay-a99840.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.