+Aa-
    Zalo

    Trổ tài nấu chè trôi nước ngũ sắc cúng Rằm tháng Giêng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Rằm tháng Giêng – ngày Tết Nguyên tiêu (15/1 âm lịch) thường không thể thiếu món chè, đặc biệt với món chè trôi nước ngũ sắc chắc chắn sẽ khiến cả nhà thích thú.

    (ĐSPL) – Rằm tháng Giêng – ngày Tết Nguyên tiêu (15/1 âm lịch) thường không thể thiếu món chè, đặc biệt với món chè trôi nước ngũ sắc chắc chắn sẽ khiến cả nhà thích thú.

    Ngày 15/1 âm lịch, ngày Tết Nguyên tiêu (hay còn gọi là Rằm tháng Giêng), là một trong những ngày lễ được người Việt vô cùng coi trọng. Vì thế mà ông cha ta còn có câu “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Do đó, vào ngày này, các gia đình đều làm cỗ để cúng gia tiên. Đặc biệt trong mâm cỗ không thể thiếu bánh trôi (chè trôi nước) với ý nghĩa ăn bánh trôi vào ngày Tết Nguyên tiêu để mọi việc quanh năm đều diễn ra trôi chảy.

    Sau đây là hướng dẫn thực hiện làm chè trôi nước ngũ sắc cực hấp dẫn:

    Nguyên liệu:

    - Bột nếp: 500gr

    - Đậu xanh đã cà vỏ: 100gr

    - Dừa tươi nạo sợi: 50gr

    - Đường: 150gr

    - Sữa đặc: 1 hộp

    - Bí đỏ: 50gr

    - Ruột gấc cả hạt: 100gr

    - Bắp cải tím: 50gr (Hoặc khoai lang tím)

    - Lá nếp (hay còn gọi là lá dứa theo cách gọi của người miền nam): 50gr

    - Gừng tươi: 1 mẩu nhỏ cỡ ngón tay cái

    Thực hiện:

    - Lá nếp, bắp cải tím rửa sạch, thái nhỏ, cho từng loại vào máy xay sinh tố, thêm 2 chén con nước (chén uống trà) rồi bật máy để xay nhuyễn từng loại. Sau đó lọc bỏ bã qua 1 cái rây, lấy phần nước cốt và để riêng từng loại.

    Tạo màu xanh từ lá nếp. Ảnh minh họa.

    - Bí đỏ gọt bỏ vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, thái nhỏ rồi cũng cho vào máy sinh tố, thêm 2 chén nước, xay nhuyễn (không cần lọc bỏ bã).

    Ruột gấc đem bóp cùng 1 thìa con rượu trắng, nặn bỏ hạt.

    Tương tự tạo màu với gấc, bắp cải tím, bí đỏ. Ảnh minh họa. 

    - Đậu xanh ngâm nước vài tiếng cho nở mềm. Sau đó đãi sạch rồi cho vào nồi, đổ nước sâm sấp mặt đậu. Cho nồi đậu lên bếp, đun nhỏ lửa cho đậu chín bở và cạn hết nước.

    Dùng thìa tán nhuyễn đậu, thêm ½ chỗ dừa nạo sợi, thêm đường và sữa đặc sao cho đủ độ ngọt theo khẩu vị. Cho đậu vào chảo chống dính, đặt chảo lên bếp, đun nhỏ lửa. Vừa đun vừa dùng đũa đảo đều cho đến khi đậu khô ráo, có thể nắm thành từng viên tròn là được).

    Đậu xanh nấu và tán nhuyễn cho khô đến khi có thể vo tròn được. Ảnh minh họa.

    - Bớt lại khoảng 50gr bột (dùng để thêm vào từng khối bột nếu lỡ tay cho nhiều nước), chỗ bột còn lại chia làm 5 phần. Cho bột vào 5 bát tô khác nhau, thêm vào từng bát 1 thìa đường (thìa ăn cơm) và 1 thìa sữa đặc. Rưới từ từ từng loại nước màu vào từng bát, vừa rưới vừa nhào đều để thu được khối bột dẻo mịn và không còn dính tay là được. 

    - Véo 1 ít bột rồi vê tròn lại cỡ bằng quả táo ta, làm như thế cho đến hết các khối bột. Phần nhân đậu xanh cũng làm tương tự (nhưng vê viên tròn nhỏ hơn một chút).

    - Ấn dẹt viên bột, cho 1 viên nhân vào giữa rồi gói lại và lại vê tròn. Làm lần lượt cho đến hết.

    - Đun sôi một nồi nước, cho đường vào quấy tan, cho tiếp đến những viên bột vào. Khi thấy các viên bột nổi lên mặt nước thì rắc thêm gừng thái chỉ vào. Đun thêm khoảng 5-7 phút nữa là được.

    Khi thấy các viên bột nổi lên mặt nước thì rắc thêm gừng thái chỉ vào. Đun thêm khoảng 5-7 phút nữa là được. Ảnh minh họa.
    Như vậy là bạn đã có được món chè trôi nước ngũ sắc cực đẹp mắt và hấp dẫn, thơm ngon cho ngày Tết Nguyên tiêu rồi.

    Sau đó, cho chè trôi nước ngũ sắc ra bát, rắc ít dừa nào lên trên và thưởng thức nhé!

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tro-tai-nau-che-troi-nuoc-ngu-sac-cung-ram-thang-gieng-a85245.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ý nghĩa ngày Rằm tháng Giêng

    Ý nghĩa ngày Rằm tháng Giêng

    (ĐSPL) – Người xưa có câu “Cúng cả năm không bằng Rằm Tháng Giêng”, với người Việt, Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ thiêng liêng đầu năm mới.

    Cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho đúng?

    Cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho đúng?

    (ĐSPL) – Hằng năm cứ đến ngày Rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch) – Tết Nguyên tiêu người dân lại nô nức đi lễ chùa, cúng lễ đầu năm cầu bình an cho gia đình.