+Aa-
    Zalo

    Triều Tiên phô diễn năng lực hạt nhân trong cuộc duyệt binh ICBM lớn chưa từng thấy

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong cuộc duyệt binh lúc nửa đêm ngày 8/2 (giờ địa phương), Triều Tiên đã phô diễn số lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lớn chưa từng thấy.

    Nửa đêm 8/2 (giờ địa phương), Triều Tiên đã tổ chức một cuộc duyệt binh quy mô lớn phô diễn nhiều tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Cuộc duyệt binh được thực hiện ở quảng trường Kim Nhật Thành, có sự chứng kiến của nhà lãnh đạo Kim Jong-un cùng vợ và một cô gái trẻ, được đồn là con gái ông.

    Đây là sự kiện đánh dấu lễ kỷ niệm thành lập quân đội Triều Tiên, diễn ra gần 2 tháng sau khi ông Kim kêu gọi tăng cường kho vũ khí hạt của đất nước để đáp trả mối đe dọa đến từ phía Mỹ. 

    trieu tien duyet binh
    Ảnh vệ sinh ghi lại cuộc duyệt binh của Triều Tiên đêm 8/2. Ảnh: Maxar

    Trong năm 2022, Triều Tiên đã thực hiện cuộc phóng thử tên lửa với tần suất cao chưa từng thấy, trong đó có cả các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-17 được cho là có thể vươn tới vùng đất liền của Mỹ. Theo các nhà phân tích và giới quan sát, tên lửa Hwasong-17 cũng đã được phô diễn trong cuộc duyệt binh mới nhất của Triều Tiên.

    Ankit Panda, một chuyên gia về chính sách hạt nhân tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, nhận xét: "Khoảng 10-17 chiếc ICBM Hwasong-17 đã tham gia cuộc duyệt binh. Sự kiện này phô diễn số lượng ICBM lớn chưa từng thấy của Triều Tiên".

    icbm trieu tien
    Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên trong cuộc duyệt binh. Ảnh: Rodong Sinmun

    Theo ông Panda, nếu mỗi ICBM của Triều Tiên được trang bị đủ đầu đạn hạt nhân, nó có khả năng vượt qua cả năng lực phòng thủ hạt nhân của Mỹ. 

    Cuộc duyệt binh cho thấy ông Kim Jong-un đang thực hiện đúng những mục tiêu đề ra, đó là nâng cấp năng lực hạt nhân của Triều Tiên. Bên cạnh Hwasong-17, các nhà phân tích cho biết Triều Tiên cũng cho ra mắt một mô hình ICBM chạy bằng nhiên liệu rắn mới. Nếu đi vào hoạt động, ICBM này sẽ mang lại cho Bình Nhưỡng một tên lửa hạt nhân cơ động hơn và khó bị phát hiện hơn.

    ten lua trieu tien
    Mô hình được cho là của tên lửa chạy bằng nhiên liệu rắn mà Triều Tiên đang phát triển. Ảnh: Rodong Sinmun

    Tên lửa chạy bằng nhiên liệu rắn ổn định hơn so với những tên lửa chạy bằng nhiên liệu lỏng như Hwasong-17. Loại tên lửa này cũng có thể dễ dàng di chuyển và phóng nhanh hơn. Hồi tháng 12/2022, Triều Tiên tuyên bố đã thử nghiệm thành công động cơ của tên lửa chạy bằng nhiên liệu rắn.

    Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, sự xuất hiện của mô hình tên lửa chạy bằng nhiên liệu rắn ở cuộc duyệt binh đêm 8/2 không có nghĩa là tên lửa này đã hoạt động. Triều Tiên được cho là chưa từng phóng thử tên lửa nhiên liệu rắn và các nhà phân tích nói rằng Bình Nhưỡng sẽ phải vượt nhiều rào cản kỹ thuật trước khi triển khi một cuộc phóng thử.

    Bên cạnh ICBM, truyền thông Triều Tiên cho biết cuộc duyệt binh cũng có sự tham dự của tên lửa chiến thuật và tên lửa hành trình tầm xa.

    Ông Kim sử dụng các cuộc duyệt binh để kêu gọi sự ủng hộ trong nước đối với các chương trình quân sự của mình. Đồng thời, hoạt động này cũng là một thông điệp Bình Nhưỡng muốn gửi tới Hàn Quốc và Mỹ cũng như các quốc gia khác. Nhưng việc xây dựng tên lửa của Triều Tiên đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên có thể được sử dụng ở lĩnh vực khác.

    Minh Hạnh(Theo CNN) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trieu-tien-pho-dien-nang-luc-hat-nhan-trong-cuoc-duyet-binh-icbm-lon-chua-tung-thay-a565486.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan