+Aa-
    Zalo

    Triệt phá đường dây trộm cắp, tiêu thụ ôtô liên tỉnh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau khi trộm cắp được ô tô, Tiến và Tuấn tìm đến đầu mối tiêu thụ là Tiến "Thanh Trì" và Chính với giá bán từ 15 triệu đồng đến khoảng 80 triệu đồng/ xe.

    Sau khi trộm cắp được ô tô, Tiến và Tuấn tìm đến đầu mối tiêu thụ là Tiến "Thanh Trì" và Chính với giá bán từ 15 triệu đồng đến khoảng 80 triệu đồng/ xe.

    Báo Dân Trí dẫn nguồn tin từ Công an quận Long Biên (Hà Nội) ngày 18/5 cho biết, đơn vị này vừa khám phá chuyên án, bắt giữ ổ nhóm đối tượng chuyên trộm cắp, tiêu thụ ô tô trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.

    Theo thông tin từ Công an quận Long Biên, bước đầu, cơ quan điều tra đã làm rõ, bắt giữ 2 đối tượng trộm cắp là Nguyễn Ngọc Tiến (45 tuổi, trú tại phường Ngọc Thụy, Long Biên) và Lê Công Tuấn (53 tuổi, trú tại Yên Viên, Gia Lâm).

    Ba đối tượng có hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có bị cảnh sát bắt giữ gồm: Nguyễn Ngọc Tiến (33 tuổi, trú tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì), Trương Văn Chính (32 tuổi, trú tại xã Thống Nhất, Hưng Hà, Thái Bình) và Nguyễn Văn Lựu (37 tuổi, trú tại xã Đoan Hùng, Hưng Hà, Thái Bình).

    Cơ quan công an đã thu giữ tang vật gồm 5 xe ô tô, nhiều bộ biển kiểm soát xe ô tô và dụng cụ các đối tượng sử dụng khi trộm cắp như búa, kìm, dùi cui điện…

    Liên quan đến vụ việc, báo An ninh thủ đô dẫn tài liệu điều tra của cơ quan công an cho hay, Nguyễn Ngọc Tiến và Lê Công Tuấn do nghiện ma túy nên thường lang thang, tăm tia và trộm cắp nhắm vào các xe ô tô tải để ở vị trí không có người trông giữ. Ngoài việc dùng công cụ hỗ trợ để  phá khóa cửa, các đối tượng sẵn sàng…đập vỡ cửa kính xe, rồi lấy cắp do các chủ xe vẫn cắm chìa khóa điện.

    Từ tháng 3 đến tháng 5/2017, cặp đôi này đã thực hiện 8 phi vụ và lấy cắp được 6 xe ô tô tải tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên. Sau khi gây án, chúng tìm đến đầu mối tiêu thụ là Tiến “Thanh Trì” và Trương Văn Chính, với giá bán từ 15 triệu đồng đến khoảng 80 triệu đồng/ xe.

    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

    c)  Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

    1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến  bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b)  Có tính chất chuyên nghiệp ;

    c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

    d)  Thu lợi bất chính lớn;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ  năm năm đến mười năm:

    a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

    b) Thu lợi bất chính rất lớn.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

    b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo 

    Tổng hợp 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/triet-pha-duong-day-trom-cap-tieu-thu-oto-lien-tinh-a190811.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan