+Aa-
    Zalo

    Triết học siêu nhân học: Trong tương lai, con người sẽ thông minh hơn, khỏe mạnh và bất tử?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cách mạng công nghệ thế kỷ 21 đang biến đổi cuộc sống của con người trên toàn cầu, bài viết của Guardian cho thấy tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực phát triển con người.

    Cách mạng công nghệ thế kỷ 21 đang biến đổi cuộc sống của con người trên toàn cầu, bài viết của Guardian cho thấy tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực phát triển con người.

    Triết học Siêu nhân học là gì?

    Siêu nhân học (transhumanism) là một phong trào có mục đích thúc đẩy sự tiếp cận liên ngành, được coi như cuộc cách mạng cuối cùng của quá trình tiến hóa.

    Mục tiêu của phong trào Triết học siêu nhân học được tóm tắt bởi tác giả Mark O’Connell trong cuốn sách “To Be a Machine” (tạm dịch: Trở thành một cái máy). “Họ (những người tin tưởng theo thuyết Triết học siêu nhân học cho rằng con người hoàn toàn có thể và nên diệt trừ sự lão hóa - một nguyên nhân gây ra cái chết; con người cũng có thể và nên sử dụng công nghệ để tăng cường sức mạnh cơ thể và tâm trí, thậm chí hợp nhất với máy móc”, ông O’Connell viết trong tác phẩm của mình.

    Triết học Siêu nhân học tin rằng trong tương lai, cơ thể con người có thể kết hợp với máy móc để tăng cường sức khỏe, trí tuệ và sống bất tử. Ảnh minh họa: Getty

    Ý tưởng nâng cao sức mạnh của cơ thể con người bằng công nghệ không phải là mới. Trong quá khứ, con người từng phát minh ra các thiết bị như chân gỗ, máy trợ thính, kính đeo mắt và răng giả. Trong tương lai, chúng ta có thể sử dụng cấy ghép để tăng cường các giác quan nhằm phát hiện trực tiếp bức xạ hồng ngoại hoặc tia tử ngoại, thậm chí tăng cường các quá trình nhận thức bằng cách kết nối bộ não con người với các con chip ghi nhớ.

    Cuối cùng, bằng cách kết hợp con người và máy móc, khoa học sẽ tạo ra những con người có trí thông minh siêu việt, sức mạnh và khả năng bất tử.

    Đó có phải là mục tiêu mong muốn của tất cả mọi người trên Trái Đất này hay không? Những người ủng hộ Triết học siêu nhân học tin rằng có những phần thưởng ngoạn mục thu được từ việc phá vỡ những rào cản và hạn chế tự nhiên của con người bình thường. Nhưng để làm như vậy sẽ gây ra một loạt các vấn đề đạo đức và hệ lụy. Cuốn sách của ông O’Connell cho thấy, tham vọng của chủ nghĩa đa nhân hiện đang gia tăng nhưng trên thực tế, một cuộc tranh luận nghiêm túc chỉ mới bắt đầu.

    Công nghệ hỗ trợ phát triển con người

    Tại triển lãm The Future Starts Here tại bảo tàng V & A ở London (nước Anh) 2 tuần trước, trong số các mặt hàng trưng bày có cả “quần áo hỗ trợ” do công ty Seismic của Mỹ chế tạo. Những bộ quần áo này bắt chước cơ chế sinh học của cơ thể con người và cung cấp cho người dùng - thường là những người lớn tuổi - sức mạnh để di chuyển khỏi ghế ngồi hoặc leo cầu thang, cũng có thể là đứng thẳng trong thời gian dài.

    Trong nhiều trường hợp, những tiến bộ công nghệ hoặc y tế này được thực hiện để giúp những cá nhân bị thương, bị bệnh hoặc già yếu. Tuy nhiên, nhiều người hi vọng áp dụng kỹ thuật này cho cả người khỏe mạnh hoặc trẻ tuổi muốn tăng cường sức mạnh, hiệu suất làm việc. Thuốc erythropoietin (EPO) làm tăng sản xuất hồng cầu ở những bệnh nhân bị thiếu máu nặng nhưng cũng được một số vận động viên sử dụng như một chất giúp cải thiện khả năng vận chuyển oxy của máu đến cơ bắp.

    Chạy bằng lưỡi sợi carbon nhanh hơn nhiều so với bình thường. Ảnh minh họa: Getty

    Và đó mới chỉ là sự khởi đầu, các chuyên gia nhận định. Nhà nghiên cứu Blay Whitby từ Đại học Sussex cho biết: “Hiện tại chúng tôi đang tiếp cận đối với một số môn thể thao đường đua như chạy nước rút 100m, vận động viên chạy bằng lưỡi sợi carbon có thể sẽ nhanh hơn nhiều so với những người chạy trên đôi chân tự nhiên”.

    Câu hỏi đặt ra là: Khi công nghệ đạt đến cấp độ này, liệu việc bác sĩ tiến hành thay thế chân tay của ai đó bằng lưỡi sợi carbon chỉ để họ giành huy chương vàng khi tham gia thi đấu có còn mang tính đạo đức hay không? Ông Whitby chắc chắn nhiều vận động viên sẽ lựa chọn chấp nhận. “Tuy nhiên, nếu một chiến dịch như vậy xảy ra trước bất kỳ ủy ban đạo đức nào mà tôi tham gia, tôi sẽ không đồng ý. Đó chỉ là một ý tưởng không mấy tốt lành - loại bỏ một chi của cơ thể chắc khỏe, đổi lấy sức mạnh tạm thời”, nhà nghiên cứu khẳng định.

    Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với quan điểm này. Chuyên gia về điện tử học, ông Kevin Warwick từ Đại học Coventry thấy không có vấn đề gì trong quá trình phê duyệt việc loại bỏ chân tay tự nhiên và thay thế bằng lưỡi nhân tạo. "Có gì là sai trái đâu khi thay thế những phần không hoàn hảo của cơ thể bạn bằng các bộ phận nhân tạo sẽ cho phép bạn thực hiện tốt hơn công việc, hoặc giúp bạn sống lâu hơn?", ông nói Warwick nói.

    Phản bác lại, ông Whitby nhấn mạnh: "Lịch sử đã từng ghi nhận những hậu quả xấu khi một nhóm người tin rằng họ vượt trội so với một nhóm người khác", ông nói. “Thật không may trong trường hợp sức mạnh của con người được nâng cao bằng công nghệ, sẽ có những người thực sự vượt trội hơn. Chúng ta cần phải suy nghĩ về những tác động trước khi quá muộn”.

    Về phần mình, những người theo Triết học siêu nhân học cho rằng chi phí cho quá trình thay đổi cơ thể bằng kỹ thuật sẽ giảm mạnh và chỉ ra ví dụ về điện thoại di động. Trước đó, điện thoại di động là công cụ của những người giàu nhất nhưng hiện nay đã trở thành một tiện ích phổ biến mà hầu hết mọi thành viên xã hội đều sử dụng.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo Guardian)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/triet-hoc-sieu-nhan-hoc-trong-tuong-lai-con-nguoi-se-thong-minh-hon-khoe-manh-va-bat-tu-a231322.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan