+Aa-
    Zalo

    Trèo lên mái xưởng bất cẩn, nam công nhân rơi xuống đất tử vong

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trèo lên mái nhà xưởng để căng bạt che nắng, một công nhân ở Đà Nẵng không may trượt chân ngã xuống đất tử vong.

    Trèo lên mái nhà xưởng để căng bạt che nắng, một công nhân ở Đà Nẵng không may trượt chân ngã xuống đất tử vong.

    Báo Dân trí đưa tin, tối ngày 9/5, Công an Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) vẫn đang làm việc tại Công ty Cổ phần chế tạo kết cấu thép Vneco.ssm (địa chỉ đường số 9, KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) để làm rõ nguyên nhân vụ tại nạn lao động khiến 1 công nhân tử vong.

    Nạn nhân là anh Phan Văn Tuấn, 42 tuổi, ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, làm việc tại nhà xưởng cơ khí của công ty.

    Nhà xưởng nơi xảy ra sự việc. (Ảnh: báo VietnamNet)

    Liên quan đến vụ tai nạn, báo VietnamNet dẫn nguồn tin từ cơ quan chức năng cho biết, khoảng 12h30 ngày 9/5, trong lúc trèo lên mái tôn nhà xưởng căng bạt che nắng, anh Tuấn không may trượt chân rơi xuống đất, bị thương rất nặng.

    Nạn nhân được chở đến bệnh viện ngay sau đó nhưng do bị chấn thương nặng, đến 16h cùng ngày, anh Tuấn đã tử vong.

    Ngay sau khi xảy ra sự việc, công an quận Liên Chiểu đã có mặt tại hiện trường điều tra và hỗ trợ gia đình đưa nạn nhân về quê.

    Báo VOV dẫn lời ông Nguyễn Hữu Thiết, Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng cho hay, sau khi nhận được thông tin, quận đã chỉ đạo cho các ngành và địa phương đến hiện trường đồng thời hỗ trợ cho gia đình nạn nhân 3 triệu đồng để tiến hành mai tang.

    Hiện vụ việc vẫn đang được lực lượng chức năng làm rõ.

    Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động (Bộ luật Bảo hiểm xã hội năm 2014)

    Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

    b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

    c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

    2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

    Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Bộ luật Lao Động năm 2012)

    1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/treo-len-mai-xuong-bat-can-nam-cong-nhan-roi-xuong-dat-tu-vong-a189664.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan