+Aa-
    Zalo

    Trẻ em có thể xuất hiện những phản ứng phụ nào khi tiêm vaccine ngừa COVID-19?

    (ĐS&PL) - Một số quốc gia trên thế giới hiện đã triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

    Theo Healthline, kể từ tháng 3/2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các cha mẹ bắt đầu lo lắng về nguy cơ con bị nhiễm bệnh. Trẻ em không phải “người lớn thu nhỏ” nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với bệnh tật, thuốc men và tiêm chủng. Thêm vào đó, có rất nhiều tin đồn khi nhắc tới COVID-19, đặc biệt là về các tác dụng phụ của vaccine.

    Trẻ em và COVID-19

    Nhiều trẻ em không trở nặng hoặc không có triệu chứng khi mắc COVID-19 như người lớn. Thế nhưng, điều này không có nghĩa trẻ em không bị nhiễm SARS-CoV-2.

    Tính từ khi dịch bệnh bùng phát tới tháng 10/2021, có hơn 6 triệu trẻ em ở Mỹ mắc COVID-19. Trong tuần cuối cùng của tháng 9, trẻ em chiếm 26,7% tổng số ca bệnh.

    Trẻ em trong độ tuổi đi học (dưới 17 tuổi) có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn những lứa tuổi khác vì có khả năng cao tiếp xúc với nguồn bệnh mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi vì phụ thuộc vào các chính sách mà trường áp dụng.

    Một nghiên cứu đã chỉ ra trường học có nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao hơn 3,5 lần nếu không yêu cầu đeo khẩu trang.

    tre em xuat hien nhung phan ung phu nao khi tiem vaccine ngua covid 19
    Trẻ em không được tiêm phòng vẫn có nguy cơ mắc COVID-19 và trở nặng nghiêm trọng ngay cả khi không có bệnh nền và nguy cơ bệnh trở nặng thấp hơn ở người lớn. Ảnh minh họa: Jeff Kowalsky/  AFP/ Getty Images

    Mức độ bệnh tật

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) cho biết, chỉ có 1% - 2% số trẻ mắc COVID-19 phải nhập viện nhưng 30% số bệnh nhi này cần được chăm sóc đặc biệt.

    Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, trẻ có bệnh nền như tiểu đường, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc các tình trạng suy giảm miễn dịch có nguy cơ trở nặng cao hơn khi mắc COVID-19.

    Trong khoảng thời gian từ tháng 6-8/2021, tỷ lệ nhập viện ở trẻ từ 0 – 4 tuổi tăng gấp 10 lần. Nhìn chung, trẻ em dưới 18 tuổi có tỷ lệ nhập viện tăng gấp 5 lần, trong đó tỷ lệ nhập viện ở những trẻ chưa tiêm phòng cao gấp 10 lần so với các trẻ được tiêm chủng đầy đủ.

    Trẻ em cũng có nguy cơ tử vong do COVID-19 nhưng Học viện Nhi khoa Mỹ không coi đây là vấn đề phổ biến. Bệnh nhi chỉ chiếm 1% tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Mỹ.

    Các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện có cho trẻ nhỏ

    Vaccine Pfizer hiện đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt hoàn toàn cho trẻ em và người lớn từ 16 tuổi, đồng thời có giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho trẻ từ 12 – 15 tuổi.

    Các thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện đối với trẻ em từ 6 – 11 tuổi. Chương trình dành cho trẻ từ 5 – 11 tuổi đã hoàn chỉnh với dữ liệu từ giai đoạn hai và ba cho thấy vaccine an toàn và hiệu quả.

    Vào tháng 9/2021, Pfizer đã trình dữ liệu ban đầu của hãng lên FDA cho nhóm tuổi này và yêu cầu cấp phép sử dụng khẩn cấp vào tháng 10/2021.

    Moderna hiện cũng đang thử nghiêm lâm sàng vaccine cho trẻ em và thanh thiếu niên, trong khi Johnson & Johnson đang nghiên cứu việc tiêm vaccine ở thanh thiếu niên.

    Trẻ có thể gặp phải những phản ứng nào khi tiêm vaccine?

    Không phải tất cả mọi người đều xuất hiện phản ứng sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Tương tự, một số trẻ sẽ không gặp bất cứ phản ứng nào khi được tiêm vaccine.

    Các phản ứng sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cũng giống như người lớn, gồm đau nhức tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ và sốt. Những phản ứng này thường chỉ tạm thời và biến mất sau khoảng 48 tiếng.

    Có hai tác dụng phụ hiếm gặp là viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim, thường xảy ra với nam giới, đăc biệt là trẻ vị thành niên và thanh niên. Các triệu chứng đặc trưng của viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim là tức ngực, khó thở, tim đập nhanh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết có nhiều nguy cơ bị viêm cơ tim khi mắc COVID-19 hơn so với việc tiêm vaccine.

    Tại sao phải tiêm phòng khi bệnh thường nhẹ ở trẻ và có phản ứng phụ?

    Tiêm phòng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn đại dịch. Trẻ em mắc bệnh nhẹ nhưng vẫn có nguy cơ truyền bệnh cho người khác.

    Thêm vào đó, trẻ em không được tiêm phòng vẫn có nguy cơ mắc COVID-19 và trở nặng nghiêm trọng ngay cả khi không có bệnh nền và nguy cơ bệnh trở nặng thấp hơn ở người lớn.

    Đinh Kim(Theo Healthline)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tre-em-co-the-xuat-hien-nhung-phan-ung-phu-nao-khi-tiem-vaccine-ngua-covid-19-a516291.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan